Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI

(40 câu)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926 - 1927 đã có những điểm mới nào?

  1. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị
  2. Các cuộc đấu tranh đều vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu tiên liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương
  3. Cả câu A và B đều đúng
  4. Cả câu A và B đều sai

Câu 2: Tân Việt cách mạng Đảng thành lập vào thời gian nào?

  1. 11/1925
  2. 6/1926
  3. Đầu 1928
  4. 7/1928

Câu 3: Tên gọi ban đầu của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?

  1. Hội Phục Việt.

B  Đảng Thanh niên

  1. Việt Nam nghĩa đoàn
  2. Hội Hưng Nam

Câu 4: Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm

  1. Tiểu tư sản trí thức.
  2. Học sinh, sinh viên.
  3. Trí thức và tư sản dân tộc.
  4. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản.

Câu 5: Địa bản hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?

  1. Bắc Kì
  2. Nam Kì
  3. Trung Kì
  4. Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 6: Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

  1. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên.
  2. Tân Việt vận động hợp nhất với thanh niên.
  3. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vận động hợp nhất với Tân Việt.
  4.  Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên và vận động hợp nhất với thanh niên.

Câu 7: Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập vào thời gian nào?

  1. 25/10/1927
  2. 25/11/1927
  3. 25/12/1927
  4. 25/1/1928

Câu 8: Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là

  1. Cường học thư xá
  2. Nam đồng thư xá
  3. Hải quan tùng thư
  4. Cộng sản đoàn

Câu 9: Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?

A Đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

  1. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
  2. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua
  3. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền

Câu 10: Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là

  1. Quân chủ chuyên chế
  2. Quân chủ lập hiến
  3. Cách mạng dân chủ tư sản
  4. Vô sản

Câu 11: Nhân vật nào đứng đầu tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng?

  1. Tôn Đức Thắng.
  2. Phan Chu Trinh.
  3. Nguyễn Thái Học.
  4. Phan Bội Châu.

Câu 12: An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?

  1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  2. Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì.
  3. Các hội viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cách mạng Đảng.
  4. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 13: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi diễn ra sự kiện nào?

  1. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  2. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời 
  3.  Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
  4. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng

Câu 14: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

  1. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
  2. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.
  3. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.
  4. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Câu 15: An Nam Cộng sản Đảng thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 6/1929
  2. Tháng 7/1929
  3. Tháng 8/1929
  4. Tháng 9/1929

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức. học sinh trong những năm 1926 – 1927 có đặc điểm gì?

  1. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất kinh tế, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
  2. Các cuộc đấu tranh đều đòi thực hiện quyền dân chủ, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
  3. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
  4. Các cuộc đấu tranh đều mang tính tự giác cao, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

Câu 2: Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?  

  1. Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản.
  2. Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.
  4. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.

Câu 3: Đâu không phải là nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?  

  1. Ý thức chính trị của công nhân được nâng cao
  2. Ảnh hưởng từ hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng
  3. Vai trò của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  4. Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc.

Câu 4: Cuối năm 1929, tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa tích cực là do

  1. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  2. Nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng không thống nhất.
  3. Tác động của cách mạng thế giới vào Việt Nam.
  4. Tác động của Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 5: Sự phân hóa tích cực của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng phản ánh xu thế nào của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  1. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân
  2. Sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản
  3. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước
  4. Sự thắng thế của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản

Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)?

  1. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vảy ráp.
  2. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Ba Danh (9/2/1929) trùm mộ phu cho các đồn điền cao su.
  3. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.
  4. Thực hiện mục tiêu của đảng: Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?

  1. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp cuộc đấu tranh vũ trang vừa đơn độc, vừa non kém.
  2. Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng non yếu không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.
  3. Khởi nghĩa nổ ra bị động.
  4. Vì cả 3 lý do trên.

Câu 8: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản & Việt Nam vào năm 1929 có sự hạn chế gì?

  1. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
  2. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.
  3. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại
  4. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.

Câu 9: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?

  1. Vì từ cuối năm 1928 đến 1929, phong trào dân tộc và dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ.
  2. Vì điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đã được hội tụ đầy đủ
  3. Cả hai câu a và b đều đúng
  4. Cả hai câu a và b đều sai

Câu 10: Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì

  1. Phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành tự giác.
  2. Giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
  3. Đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  4. Khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.

Câu 11: Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vì

  1. Phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.
  2. Phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
  3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại.
  4. Sự chia rẽ, công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.

Câu 12: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

  1. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
  2. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
  3. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
  4. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Câu 13: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  1. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
  2. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành.
  3. Là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng.
  4. Là một xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.

Câu 14: Vì sao cho đến năm 1929 yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam lại đặt ra cấp thiết?

  1. Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
  2. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo
  3. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
  4. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu khiến yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên và ngày càng cấp thiết ở Bắc Kỳ?  

  1. Do phong trào công nhân phát triển mạnh, trình độ giác ngộ của công nhân cao
  2. Do Bắc Kỳ tập trung nhiều trung tâm công nghiệp
  3. Do Bắc Kỳ là trung tâm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
  4. Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng

Câu 16: Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926 - 1927 đã có những điểm mới nào?

  1. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị
  2. Các cuộc đấu tranh đều vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu tiên liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương
  3. Cả câu A và B đều đúng
  4. Cả câu A và B đều sai

Câu 17: Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt nam (1926-1927) dẫn đến

  1. Số lượng người tham gia cách mạng ngày càng giảm
  2. Các tổ chức công đoàn liên tiếp ra đời
  3. Các tổ chức cách mạng ra đời và có xung đột về đường lối
  4. Các tổ chức cách mạng nối tiếp nhau ra đời

Câu 18: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng là

  1. Địa bàn hoạt động
  2.  Phương pháp, hình thức đấu tranh
  3.  Khuynh hướng cách mạng
  4. Thành phần tham gia

Câu 19: Nguyên nhân quyết định dẫn đến khuynh hướng cách mạng vô sản chiếm ưu thế trong nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng là

  1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, nắm vai trò lãnh đạo phong trào công nhân.
  2. Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.
  3. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
  4. Sự chuyển biến về nhận thức của các đảng viên tiên tiến trong tổ chức yêu nước Tân Việt.

Câu 20: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái??  

  1. Góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
  2. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
  3. Đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  4. Việt Nam Quốc dân Đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Trong những năm 1926 -1927 có bao nhiêu cuộc đấu tranh của công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc nổ ra từ Bắc chí Nam?

  1. 20 cuộc đấu tranh
  2. 50 cuộc đấu tranh
  3. 80 cuộc đấu tranh
  4. 40 cuộc đấu tranh

Câu 2: Đâu là tư tưởng đấu tranh của Nguyễn Thái Học

  1. Không thành công cũng thành nhân
  2. Mưu cao chẳng bằng chí dày
  3. Còn nước còn tát
  4. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trước khi bị đưa lên máy chém, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông đã hô vang khẩu hiệu nào?

A Việt Nam vạn tuế

  1. Đả đảo thực dân Pháp.
  2. Việt Nam tự do.
  3. Việt Nam độc lập.

Câu 2: Đâu là nguyên tắc của chủ nghĩa Tam Dân?

  1. Dân tộc độc lập, dân sinh hạnh phúc
  2. Độc lập dân tộc, ổn định dân sinh
  3.  Chủ quyền dân tộc, hòa bình cho nhân dân
  4. Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội

Câu 3: Bài học chúng ta có thể rút ra từ khởi nghĩa Yên Bái là gì?

  1. Chỉ cần yêu nước và quyết tâm để chiến đấu
  2. Cần có đường lối lãnh đạo đúng đắn mới là nhân tố đi đến thắng lơi cuối cùng
  3. Phải chuẩn bị kĩ càng, tránh bị động
  4. B và C đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay