Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 - 1954

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 - 1954. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954)

(40 câu)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?

  1. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.
  2. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
  3. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

  1. 40 tiểu đoàn.
  2. 44 tiểu đoàn.
  3. 46 tiểu đoàn.
  4. 84 tiểu đoàn.

Câu 4: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

  1. 44 tiểu đoàn.
  2. 80 tiểu đoàn,
  3. 84 tiểu đoàn.
  4. 86 tiểu đoàn.

Câu 5: Thực hiện kế hoạch Na-va, chi phí chiến tranh của Mĩ viện trợ chiếm tới

  1. 70%
  2. 71%
  3. 72%
  4. 73%

Câu 6: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va

  1. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  2. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự
  3. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng,
  4. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 7: Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 với quyết tâm gì?

  1. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
  2. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.
  3. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.
  4. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.

Câu 8: Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của Pháp bị phân tán thành mấy nơi?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 9: Đông-Xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?

  1. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh.
  2. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
  3. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.
  4. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.

Câu 10: Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

  1. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
  2. “Đánh chắc, thắng chắc”.
  3. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
  4. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”.

Câu 11: Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ta buộc địch phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân, đó là đâu?

  1. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.
  2. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kon Tum, Luông Phra-bang.
  3. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Thà Khẹt, Luông Phra-bang.
  4. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô. Tây Nguyên, Luông Phra-bang.

Câu 12:  Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945 - 1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp?

  1. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
  2. Chiến dịch Trung Lào (1953).
  3. Chiến dịch Thượng Lào (1954).
  4. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953 - 1954).

Câu 13: Mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tấn công vào đâu?

  1. Phía Đông phân khu trung tâm
  2. Phân khu trung tâm
  3. Phân khu Bắc
  4. Phân khu Nam

Câu 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 15: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành

  1. 45 cứ điểm và 3 phân khu.
  2. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
  3. 50 cứ điểm và 3 phân khu.
  4. 55 cứ điểm và 3 phân khu.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ

  1. Cứ điểm Him Lam.
  2. Sân bay Mường Thanh,
  3. Đồi A1.
  4. Sở chỉ huy Đờ Cát-tơ- ri.

Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?

  1. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
  2. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
  3. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
  4. Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Câu 3: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến ở Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

  1. Tấn công nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
  2. Tiến công thần tốc, táo bạo, đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp.
  3. Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
  4. Đánh vào nơi quan trọng, làm cho Pháp gặp khó khăn phải rút quân về nước.

Câu 4: Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

  1. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
  2. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
  3. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
  4. A, B và C đúng.

Câu 5: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như ………của thế kỉ XX”

  1. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.
  2. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.
  3. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm-Xoài Mút, một Đống Đa.
  4. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  1. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  2. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
  3. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
  4. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  1. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
  2. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương.
  3. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
  4. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Câu 8: Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?

  1. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
  2. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  3. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
  4. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Câu 9: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

  1. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
  2. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
  3. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
  4. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Câu 10: Tại sao có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?

  1. Đập tan nỗ lực cao nhất của Pháp- Mĩ, dẫn tới việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ
  2. Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các thuộc địa của Pháp phát triển mạnh
  3. Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp
  4. Đã giải phóng được một vùng rộng lớn ở phía Bắc

Câu 11: Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?  

  1. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam
  2. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
  3. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
  4. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 12: Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?

  1. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng
  2. Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp
  3. Không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh
  4. Thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)

Câu 13: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?

  1. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
  2. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới
  3. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới
  4. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Câu 14: Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  1. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
  2. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
  3. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
  4. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Câu 15: Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương?

  1. Vì sau chiến tranh Triều Tiên Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.
  2. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.
  3. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.
  4. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?  

  1. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài
  2. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài
  3. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn
  4. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước

Câu 17: Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến ở Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

  1. Tấn công nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
  2. Tiến công thần tốc, táo bạo, đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp.
  3. Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
  4. Đánh vào nơi quan trọng, làm cho Pháp gặp khó khăn phải rút quân về nước.

Câu 18: Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là

  1. Điện Biên Phủ
  2. Đồng bằng Bắc Bộ
  3. Thượng Lào
  4. Bắc Tây Nguyên

Câu 19: Na-va là một tên tướng tài của Mĩ được cử sang Đông Dương để làm cố vấn kiêm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 20: Việc tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh có nằm trong kế hoạch ngay từ đầu của Na-va không?

  1. Có.
  2. Không.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?  

  1. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng
  2. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
  3. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
  4. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Câu 2: Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt 

Máu trộn bùn non 

Gan không núng 

Chí không mòn!”

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947
  2. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 
  3. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
  4. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  1. Phan Đình Giót
  2. Tô Vĩnh Diện
  3. Bế Văn Đàn
  4. Trần Can

Câu 2: Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là biểu tượng gợi cho anh(chị) nhớ đến hiện tượng lịch sử gì ở Việt Nam?

  1. Sự chia cắt đất nước sau hiệp định Giơ-ne-vơ
  2. Cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước
  3. Cuộc tập kết chuyển quân của Việt Nam và Pháp
  4. Đất nước được hoàn toàn giải phóng

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào đã lấy thân mình chèn bánh pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

  1. Trần Cừ
  2. Phan Đình Giót
  3. Tô Vĩnh Diện
  4. Bế Văn Đàn

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay