Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973 - 1975

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973 - 1975. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973 – 1975)

(40 câu)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pari có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc?

  1. Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước.
  2. So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta.
  3. Miền Bắc trở lại hòa bình.
  4. Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Câu 2: Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 như thế nào?

  1. Quân Mĩ rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lược lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
  2. Đất nước hoàn toàn độc lập, quân Mĩ rút khỏi nước ta cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  3. Mĩ dồn toàn lực mở cuộc tấn công quy mơ lớn trên toàn chiến trường miền Nam.
  4. Miền Bắc tiếp tục cuộc chiến tranh chống phá hoại cuộc đế quốc Mĩ, vừa làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Câu 3: Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari?

  1. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định lấn chiếm” vùng giải phóng.
  2. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
  3. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ.
  4. Lập Bộ chỉ huy quân sự.

Câu 4: Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì 1973 – 1975 ngoài việc phục vụ chiến đấu còn chuẩn bị cho vấn đề gì?

  1. Chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  2. Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
  3. Chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.
  4. Chuẩn bị cho việc tiếp quản chính quyền ở miền Nam.

Câu 5: Ta mở hoạt động quân sự đông xuân vào cuối 1974 đầu 1975, trọng tâm là

  1. Đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
  3. Trung bộ và khu V.
  4. Mặt trận Trị - Thiên.

Câu 6: Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng ngày nào?

  1. 4/3/1975
  2. 10/3/1975
  3. 11/3/1975
  4. 24/3/1975

Câu 7: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 : Mốc mở đầu và kết thúc?

  1. Mở đầu 9/4/1975, kết thúc 30/4/1975.
  2. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 30/4/1975.
  3. Mở đầu 19/3/1975, kết thúc 02/5/1975.
  4. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 02/5/1975.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng?

  1. Chính phủ Trung ương Sài Gòn bị bắt.
  2. Tống thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
  3. Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập.
  4. Cờ cách mạng cắm trên Phủ Tổng thống.

Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh?

  1. Tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  2. Đây là thắng lợi có tính quyết định nhất.
  3. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
  4. Thắng lợi có tinh chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ních-Xơn.

Câu 10: Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong chiến dịch nào?

  1. Chiến dịch Tây Nguyên
  2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  3. Chiến dịch Hồ Chí Minh
  4. Tất cả chiến dịch trên.

Câu 11: Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?  

  1. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
  2. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
  3. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
  4. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Câu 12:  Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  1. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V
  2. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
  3. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc
  4. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng

Câu 13: Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là 

  1. Huế- Đà Nẵng
  2. Tây Nguyên
  3. Sài Gòn- Gia Định
  4. Quảng Trị

Câu 14: 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 - 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

  1. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống
  2. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức
  3. Toàn bộ miền Nam được giải phóng
  4. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 15: Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?  

  1. Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn
  2. Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975
  3. Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng
  4. Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pari?

  1. Rút quân Mĩ về nước.
  2. Rút quân Đồng minh về nước.
  3. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.
  4. Lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

  1. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa.
  2. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
  3. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
  4. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 3: Nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc thời kì 1973 – 1975?

  1. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
  2. Khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
  3. Tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với Lào, Cam-pu-chia.
  4. Tiếp tục chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, chống chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của địch?

  1. Lực lượng Mĩ – Ngụy còn mạnh.
  2. Do không đánh giá được hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, quá nhấn mạnh hòa bình.
  3. Quân đội ta quá yếu không đủ sức chống trả các cuộc hành quân của địch.
  4. Quân ta lúc này đang phải đối phó với những hoạt động phá hoạt của quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam.

Câu 5: Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông Xuân 1974 – 1975 là:

  1. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.
  2. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – Ngụy.
  3. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
  4. Chiến dịch Tây Nguyên.

Câu 6: Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam?

  1. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc.
  2. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.
  3. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam.
  4. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam.

Câu 7: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì?

  1. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phỏng hoàn toàn miền Nam.
  2. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.
  3. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
  4. Đó là thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Huế - Đà Nẵng?

  1. Mở ra quá trình sụp đổ không sao gượng nổi của ngụy quyền Sài Gòn.
  2. Gây nên tâm lý tuyệt vọng của quân ngụy, đưa cuộc tiến công và nổi dậy của ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo.
  3. Tạo điều kiện giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam Bộ còn lại.
  4. Dồn ngụy quân, ngụy quyền vào thế bị động lúng túng.

Câu 9: Nguyên nhân nào có tính quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?

  1. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
  2. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
  3. Có hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
  4. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Câu 10: Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975).

  1. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta.
  2. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
  3. Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, thông nhất, đi lên CNXH.
  4. Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 11: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

  1. Chiến dịch Tây Nguyên
  2. Hiệp định Pari
  3. Chiến dịch Huế Đà Nẵng
  4. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nhất ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972?

  1. Ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong 3 năm 1969, 1970, 1971.
  2. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cử Tổng thống (1972).
  3. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.
  4. Ngụy quyền Sài Gòn gặp nhiều Khó khăn.

Câu 13: Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là  

  1. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
  2. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng
  3. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.
  4. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công

Câu 14: Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?  

  1. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ
  2. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc
  3. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn
  4. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Câu 15: Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

  1. Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương
  2. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc
  3. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ
  4. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Câu 16: Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là  

  1. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng
  2. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến
  3. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương
  4. Là những trận quyết chiến chiến lược

Câu 17: Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pari có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc?

  1. Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước.
  2. So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta.
  3. Miền Bắc trở lại hòa bình.
  4. Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến ta bị mất đất, mất dân trên một số địa bàn quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, chống chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của địch?

  1. Lực lượng Mĩ – Ngụy còn mạnh.
  2. Do không đánh giá được hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, quá nhấn mạnh hòa bình.
  3. Quân đội ta quá yếu không đủ sức chống trả các cuộc hành quân của địch.
  4. Quân ta lúc này đang phải đối phó với những hoạt động phá hoạt của quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam.

Câu 19: Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam?

  1. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc.
  2. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.
  3. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam.
  4. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam.

Câu 20: Nguyên nhân nào có tính quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?

  1. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
  2. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
  3. Có hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
  4. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Tên của một phong trào của học sinh, sinh viên miền Nam trong những năm chống Mĩ ?

  1. Xếp bút nghiên.
  2. Hát cho đồng bào tôi nghe.
  3. Năm xung phong.
  4. Ba sẵn sàng.

Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) lực lượng tham gia có bao nhiêu quân đoàn chủ lực?

  1. Có 6 quân đoàn chủ lực.
  2. Có 5 quân đoàn chủ lực.
  3. Có gần 5 quân đoàn chủ lực.
  4. Có gần 4 quân đoàn chủ lực.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã

  1. Tăng thêm lực lượng cố vấn quân sự.
  2. Thực hiện kế hoạch quân sự Bôlae.
  3. Đề ra kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi.
  4. Thực hiện kế hoạch quân sự Rove.

Câu 2: Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới” để nhấn mạnh thành tựu của miền Bắc trong

  1. 10 năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. 
  2. 10 năm đầu sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
  3. Tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930-1945.
  4. 10 năm đầu xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam 1975.

Câu 3: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh…” là câu nói của ai?

  1. Hồ Chí Minh
  2. Trường Chinh
  3. Võ Nguyên Giáp
  4. Phạm Văn Đồng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay