Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Lịch sử 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 31: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc sau năm 1975 là gì?

  1. Hàn gắn vết thương chiến tranh.
  2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
  3. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước.
  4. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia.

Câu 2: Miền Bắc cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế vào thời gian nào?

  1. Năm 1974.
  2. Năm 1975.
  3. Năm 1976.
  4. Năm 1977.

Câu 3: Tại các thành phố lớn ở miền Nam, chính quyền cách mạng được thành lập khi nào?

  1. Trước khi được giải phóng.
  2. Năm 1975.
  3. Ngày sau khi được giải phóng.
  4. Sau năm 1975.

Câu 4: Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức ở đâu?

  1. Hà Nội.
  2. Đà Nẵng.
  3. Sài Gòn.
  4. Huế.

Câu 5: Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được họp vào thời gian nào?

  1. từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975.
  2. từ ngày 15 đến ngày 21 – 1 – 1975.
  3. từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1976.
  4. từ ngày 5 đến ngày 21 – 11 – 1945.

Câu 6: Tháng 9 – 1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì?

  1. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
  2. Bầu cử quốc hội thống nhất.
  3. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  4. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Câu 7: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tiến hành vào thời gian nào?

  1. Tháng 3 – 1976.
  2. Tháng 4 – 1976.
  3. Tháng 5 – 1976.
  4. Tháng 6 – 1976.

Câu 8: Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì

  1. Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  2. Hòa bình, thống nhất.
  3. Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  4. Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 9: Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại

  1. Huế.
  2. Hải Phòng.
  3. Hà Nội.
  4. Sài Gòn.

Câu 10: Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa mấy?

  1. Khóa IV.
  2. Khóa V.
  3. Khóa VI.
  4. Khóa VII.

Câu 11: Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?

  1. Xã hội chủ nghĩa.
  2. Tư bản chủ nghĩa.
  3. Công- thương nghiệp tư nhân.
  4. Nông nghiệp hàng hóa.

Câu 12: Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?

  1. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
  2. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
  3. Đất nước đã được độc lập, thống nhất.
  4. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta.

Câu 13: Ngày 25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước có bao nhiêu cử tri tham gia?

  1. 20 triệu.
  2. 21 triệu.
  3. 22 triệu.
  4. 23 triệu.

Câu 14: Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?

  1. Hồ Chí Minh.
  2. Tôn Đức Thắng.
  3. Nguyễn Lương Bằng.
  4. Trần Đức Lương.

Câu 15: Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất với số lượng bao nhiêu đại biểu?

  1. 462 đại biểu.
  2. 472 đại biểu.
  3. 482 đại biểu.
  4. 492 đại biểu.

Câu 16: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau 1975?

  1. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng.
  2. ổn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
  3. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xóa bỏ bóc lột phong kiến.
  4. Quốc hữu hóa ngân hàng.

2. THÔNG HIỂU (18 CÂU)

Câu 1: Ở miền Nam, chính quyền cách mạng giải quyết vấn đề ruộng đất như thế nào?

  1. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
  2. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  3. Chia bình quân ruộng đất.
  4. Điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân.

Câu 2: Để đáp ứng nhu cầu cấp bách trước mắt và lâu của nhân dân chính quyền cách mạng chú trọng vào lĩnh vực sản xuất nào?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Thủ công nghiệp.
  4. Thương mại.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là quyết định được đưa ra tại kì họp đầu tiên Quốc hội khóa IV?

  1. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
  2. Quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
  4. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980).

Câu 4: Vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) là

  1. Nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  2. Đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  3. Chuẩn bị kế hoạch tổng tuyển cử trong cả nước.
  4. Chuẩn bị nội dung cơ bản cho kì họp Quốc hội khóa mới.

Câu 5: Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

  1. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975).
  2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
  3. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975).
  4. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975).

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?

  1. Vẫn mang tính chất nông nghiệp.
  2. Phát triển không cân đối.
  3. Lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.
  4. Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển.

Câu 7: Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì?

  1. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
  3. Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
  4. Đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP. Hồ Chí Minh.

Câu 8: Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975?

  1. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11/1975).
  2. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976).
  3. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên (24/6-2/7/1976).
  4. Đại hội thống nhất Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Câu 9: Tình hình miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ có đặc điểm gi nổi bật?

  1. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn.
  2. bị tàn phá nặng nề.
  3. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại.
  4. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại.

Câu 10: Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?

  1. Hậu quả của chiến tranh, tàn dư của chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề.
  2. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.
  3. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố.
  4. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn.

Câu 11: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?

  1. Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào.
  2. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  3. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
  4. Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng.

Câu 12: Nội dung nào của hiệp định Pari được nhân dân Việt Nam hiện thực hóa sau đại thắng mùa xuân năm 1975?

  1. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
  2. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài.
  3. Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
  4. Hoa Kì cam kết rút quân và không tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam.

Câu 13: Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

  1. Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam.
  2. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch.
  3. Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
  4. Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 14: Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?

  1. Số người mù chữ số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
  2. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
  3. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
  4. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.

Câu 15: Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25/4/1976) có ý nghĩa gì?

  1. Lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
  2. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
  3. Là 1 bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
  4. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 16: Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa gì?

  1. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân xây dựng Việt Nam độc lập và thống nhất.
  2. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
  3. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.
  4. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 17: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

  1. Khắc phục hậu quá chiến tranh và phát triển kinh tế.
  2. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở 2 miền Nam - Bắc.
  3. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
  4. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.

Câu 18: Kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VI có những quyết định nào liên quan với việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

  1. Thống nhất tên nước, quy định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội.
  2. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
  3. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP Hồ Chí Minh.
  4. A và B đúng.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, tình hình chính trị ở hai miền nước ta như thế nào?

  1. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  2. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  3. Đất nước thống nhất, cả nước đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
  4. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Câu 2: Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?

  1. Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  2. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất.
  3. Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất.
  4. Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”.

Câu 3: Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân, vừa là quy luật khách quan của lịch sử Việt Nam”

  1. Sai, vì thực tế có hàng loạt người dân miền Nam đã di cư ra nước ngoài do không muốn thống nhất đất nước.
  2. Đúng, vì thống nhất đất nước là nguyện vọng của những người lãnh đạo miền Bắc Việt Nam.
  3. Sai, vì xu thế phát triển của Việt Nam trong lịch sử là phân tán.
  4. Đúng, vì thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh quy luật thống nhất là đúng và đa số người dân đều ủng hộ thống nhất khi 98,8% cử tri đi bỏ phiếu.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?

  1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976).
  2. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7-1976).
  3. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).
  4. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02-09-1945).

Câu 2: Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung.
  2. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
  3. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI.
  4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Tác giả bài “Quốc ca nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là

  1. Nam Cao.
  2. Văn Cao.
  3. Văn Kí.
  4. Văn Tí.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay