Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiền tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiền tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (19 CÂU)

Câu 1: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?

  1. Đến với chủ nghĩa Mác – Lê–nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
  2. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam.
  4. Lập ra các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Câu 2: Pác Bó gắn với tên tuổi của nhân vật lịch sử nào?

  1. Tôn Đức Thắng.
  2. Nguyễn Ái Quốc.
  3. Nguyễn Văn Linh.
  4. Lê Duẩn.

Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

  1. Chủ nghĩa Mác – Lê–nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước.
  2. Chủ nghĩa Mác – Lê–nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phong trào công nhân.
  3. Chủ nghĩa Mác – Lê–nin, Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
  4. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.

Câu 4: Địa danh Hưng Nguyên ghi nhận tội ác của thực dân Pháp trong thời kỳ nào?

  1. 1918 – 1930.
  2. 1930 – 1931.
  3. 1932 – 1935.
  4. 1939 – 1945.

Câu 5: Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong thời kỳ lịch sử nào?

  1. 1918 – 1930.
  2. 1930 – 1945.
  3. 1945 – 1954.
  4. 1954 – 1975.

Câu 6: Đảng ta đã xây dựng mặt trận nào trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

  1. Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận Việt Minh.
  3. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 7: Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?

  1. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.
  2. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.
  3. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.
  4. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.

Câu 8: Địa danh Yên Bái gắn liền với tổ chức yêu nước nào là chủ yếu?

  1. Tâm tâm xã.
  2. Tân Việt cách mạng đảng.
  3. Việt Nam Quốc dân Đảng.
  4. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 9: Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

  1. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
  2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  3. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
  4. Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 10: Đường lối đổi mới của Đảng được đưa ra đầu tiên tại Đại hội nào?

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976).
  2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 – 1981).
  3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986).
  4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991).

Câu 11: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam là

  1. Tinh thần yêu nước của nhân dân.
  2. Nền kinh tế phát.
  3. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu khối liên minh công – nông được hình thành?

  1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
  2. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930.
  3. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên.
  4. Chính quyền Xô Viết được thành lập.

Câu 13: Nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là gì?

  1. Giải phóng dân tộc.
  2. Thổ địa cách mạng.
  3. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
  4. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ.

Câu 14: Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?

  1. Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
  2. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  3. Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước.
  4. Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng

Câu 15: Đâu là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
  2. Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939.
  3. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
  4. Cao trào kháng Nhật cứu nước.

Câu 16: Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  1. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản.
  2. Phong trào vô sản hóa.
  3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. Sự ra đời của liên minh công nông.

Câu 17: “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên vùng trời của địa phương nào?

  1. Sơn La – Lai Châu.
  2. Việt Bắc.
  3. Hà Nội – Hải Phòng.
  4. Nghệ An – Hà Tĩnh.

Câu 18: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 là gì?

  1. Kháng chiến chống Pháp.
  2. Xây dựng chế độ mới ở Việt Nam.
  3. Kháng chiến – kiến quốc.
  4. Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám.

Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

  1. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
  2. Hiệp định Pari 1973.
  3. Trận Điện Biên Phủ trên không 1972.
  4. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

2. THÔNG HIỂU (17 CÂU)

Câu 1: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

  1. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
  2. Hình thành liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
  3. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
  4. Giáng đòn quyết định vào bọn thực dân phong kiến.

Câu 2: Nét nổi bật của thời kỳ cách mạng 1932 – 1935 là gì?

  1. Các phong trào dân tộc của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác liên tiếp bùng nổ trong cả nước.
  2. Sự vững vàng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của kẻ thù.
  3. Các chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất.
  4. Hệ thống của Đảng ở trong nước được khôi phục.

Câu 3: Nét nổi bật của phong trào cách mạng 1936 –1939 là gì?

  1. Thực hiện khẩu hiệu đấu tranh “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
  2. Thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.
  3. Đào tạo được đội ngũ cách mạng đông đảo.
  4. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xây dựng một đội quân chính trị rộng lớn.

Câu 4: Các Nghị quyết của Đảng liên quan đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là những nghị quyết nào?

  1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941).
  2. Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945).
  3. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13/8/1945).
  4. Tất cả các nghị quyết trên.

Câu 5: Hiệp định Pari (27/1/1973), Hiệp định Giơ–ne–vơ (21/7/1954) đều công nhận Việt Nam là quốc gia “độc lập”. Còn Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận ta như thế nào?

  1. Là quốc gia “độc lập”.
  2. Là quốc gia “tự trị”.
  3. Là quốc gia “tự do”.
  4. Là quốc gia có đầy đủ chủ quyền.

Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào là quan trọng nhất và mang tính quyết định?

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
  2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
  3. Chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
  4. Chiến cuộc đông – xuân năm 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 7: Chiến thắng Đông Khê (1950) làm rung chuyển cả hệ thống cứ điểm của địch ở biên giới Việt – Trung. Trong kháng chiến chống Mĩ có chiến thắng nào đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của địch nhưng với quy mô lớn hơn?

  1. Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).
  2. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
  3. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào (3/1970).
  4. Chiến thắng Buôn Mê Thuột (3/1975).

Câu 8: Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc?

  1. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.
  2. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại.
  3. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng.
  4. Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 9: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973)

  1. Quy mô chiến tranh.
  2. Lực lượng nòng cốt.
  3. Tính chất chiến tranh.
  4. Kết quả.

Câu 10: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939?

  1. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 – 1945.
  2. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc.
  3. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công– nông.
  4. Đều sử dụng bạo lực cách mạng.

Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là

  1. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước.
  2. Chủ nghĩa Mác – Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh.
  3. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định.
  4. Chủ nghĩa Mác – Lênin giữ vai trò quyết định.

Câu 12: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?

  1. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
  2. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
  3. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.
  4. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.

Câu 13: Đâu không phải là nguyên nhân Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân?

  1. Để tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế.
  2. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và truyền thống lịch sử dân tộc.
  3. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù.
  4. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945).

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  1. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
  2. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  3. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
  4. Góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

Câu 15: Đâu không phải điều kiện khách quan khiến Đảng cộng sản Đông Dương quyết định đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoạn 1936 – 1939?

  1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
  2. Những quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935).
  3. Chính sách nới lỏng của mặt trận nhân dân Pháp.
  4. Nhu cầu về vấn đề tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình của người dân.

Câu 16: Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là

  1. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
  2. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân.
  3. Sự ủng hộ của quốc tế.
  4. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.

Câu 17: Tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có điểm gì nổi bật?

  1. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước.
  2. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam.
  3. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.
  4. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là

  1. Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản.
  2. Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  3. Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống.
  4. Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng.

Câu 2: Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1975?

  1. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
  2. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa.
  3. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài.
  4. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 3: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

  1. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước.
  2. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH.
  3. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp.
  4. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Địa điểm số nhà 5D phố Hàm Long gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

  1. Nơi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  2. Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.
  3. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn độc lập.
  4. Nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay