Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều

Trắc nghiệm Mĩ thuật 9 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Mĩ thuật 9 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều
Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều
Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều
Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều
Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều
Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT THỜI TRANG

BÀI 5: NGHỆ THUẬT HÓA TRANG

(19 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về sự hóa trang trong loại hình nghệ thuật nào?

A. Chèo.

B. Tuồng.

C. Sân khấu hóa tác phẩm văn học.

D. Hát xoan.

 

 

Câu 2: Hình ảnh dưới đây nói về sự hóa trang trong loại hình nghệ thuật nào?

A. Hát then.

B. Đờn ca tài tử.

C. Tuồng.

D. Ca trù.

 

Câu 3: Hóa trang là:

  1. Loại hình nghệ thuật giúp một số chi tiết và bộ phận trên gương mặt trở nên cân đối, thon gọn, hài hòa hơn để phù hợp với nhân vật biểu diễn.
  2. Hoạt động tạo hình nhằm thay đổi hình ảnh của người nghệ sĩ để phù hợp với tạo hình nhân vật biểu diễn.
  3. Hoạt động giúp các bộ phận như mắt, lông mày đến gò má trở nên hài hòa và cân đối hơn, bao gồm công đoạn làm và uốn tóc.
  4. Loại hình nghệ thuật tạo hình nhằm thay đổi hình ảnh của một người thành nhân vật biểu diễn, trình diễn trong các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.

Câu 4: Nghệ thuật hóa trang can thiệp vào hình dáng nhân vật nhờ:

  1. Trang phục nhân vật, phụ kiện hóa trang và màu vẽ trang điểm.
  2. Hóa trang nhân vật.
  3. Trang điểm và trang phục nhân vật.
  4. Màu vẽ trang điểm và hóa trang nhân vật.

Câu 5: Trong nghệ thuật truyền thống và các lễ hội dân gian, nghệ thuật hóa trang tái hiện các nhân vật với hình thức:

  1. Hư cấu, cách điệu qua trang phục và hóa trang nhân vật.
  2. Cách điệu, hư cấu kết hợp với hiện thực.
  3. Cách điệu trang phục nhân vật kết hợp hư cấu tính cách nhân vật.
  4. Hư cấu, cách điệu kết hợp với tưởng tượng.

Câu 6: Đâu là một trong những lễ hội hóa trang đặc sắc điển hình?

A. Oktoberfest.

B. Chiang Mai.

C. Manchester Animation Festival

D. Halloween.

Câu 7: Bước 2 khi tìm ý tưởng cho bài thực hành tạo hình phụ kiện hóa trang nhân vật trong nghệ thuật tuồng là:

  1. Xác định chủ đề hóa trang.
  2. Vẽ phác nhân vật muốn hóa trang.
  3. Xác định vật liệu và cách hóa trang.
  4. Xác định hình ảnh đặc trưng của nhân vật.

Câu 8: Bước 3 trong tạo hình phụ kiện hóa trang nhân vật trong nghệ thuật tuồng là:

  1. Vẽ phác nhân vật muốn hóa trang.
  2. Vẽ chi tiết các phụ kiện sử dụng để hóa trang.
  3. Tạo hình các phụ kiện bằng chất liệu phù hợp.
  4. Hoàn thiện sản phẩm.

Câu 9: Để trở thành chuyên gia hóa trang, em cần học:

  1. Mĩ thuật cơ bản và các kĩ năng trang điểm, thiết kế phụ kiện và chi tiết để tạo hình nhân vật.
  2. Các kĩ năng trang điểm và thiết kế thời trang cơ bản.
  3. Thiết kế phụ kiện và mĩ thuật tạo hình cơ bản.
  4. Học các khóa đào tạo về sân khấu, điện ảnh, truyền hình.

Câu 10: Hóa trang là cách thể hiện:

  1. Chi tiết tạo hình nhân vật.
  2. Đặc điểm về ngoại hình của nhân vật.
  3. Nhân vật trong các câu chuyện, tình huống riêng biệt.
  4. Đặc điểm về ngoại hình và tính cách đặc trưng của mỗi nhân vật.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hóa trang?

  1. Hóa trang là một loại hình nghệ thuật tạo hình nhằm thay đổi hình ảnh của một người thành nhân vật biểu diễn, trình diễn trong các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.
  2. Nghệ thuật hóa trang can thiệp vào hình dáng bên ngoài nhờ trang phục nhân vật, phụ kiện hóa trang và màu vẽ trang điểm.
  3. Ở Việt Nam, nghệ thuật biểu diễn hát xoan và hát chầu văn sử dụng nghệ thuật hóa trang rất đặc biệt.
  4. Trong nghệ thuật truyền thống và các lễ hội dân gian, nghệ thuật hóa trang tái hiện các nhân vật với hình thức cách điệu, hư cấu kết hợp với hiện thực nên hình ảnh rất sinh động, hấp dẫn.

Câu 2: Đâu không phải là một trong những bước tìm ý tưởng khi tạo hình phụ kiện hóa trang nhân vật?

  1. Tạo hình các phụ kiện bằng chất liệu phù hợp.
  2. Xác định chủ đề hóa trang.
  3. Xác định hình ảnh đặc trưng của nhân vật.
  4. Xác định vật liệu và cách hóa trang.

Câu 3: Đâu không phải là một trong các bước khi thực hành tạo hình phụ kiện hóa trang nhân vật

  1. Vẽ phác nhân vật muốn hóa trang.
  2. Tạo hình các phụ kiện bằng chất liệu phù hợp.
  3. Vẽ chi tiết các phụ kiện bằng chất liệu phù hợp.
  4. Xác định chủ đề hóa trang.

Câu 4: Đâu không phải là một trong những điều cần lưu ý khi thực hành tạo hình phụ kiện hóa trang nhân vật?

  1. Phác thảo ý tưởng nhân vật và các chi tiết đặc trưng của nhân vật trước khi thực hành tạo sản phẩm.
  2. Tùy theo ý tưởng và nhân vật muốn hóa trang, có thể chuẩn bị trang phục, phụ kiện thời trang, mặt nạ, màu vẽ trang điểm và các phụ kiện hỗ trợ trang điểm.
  3. Tạo hình các phụ kiện bằng chất liệu phù hợp.
  4. Có thể sử dụng tượng mẫu làm nhân vật để hóa trang thay thế cho người thật.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nghệ thuật hóa trang?

  1. Nghệ thuật hóa trang có thể được áp dụng vào học tập thông qua các hình thức đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, tình huống học tập.
  2. Các ngành đào tạo về nghệ thuật hóa trang chủ yếu liên quan đến văn học, sân khấu, truyền hình.
  3. Trang điểm và lựa chọn trang phục phù hợp với môi trường, lứa tuổi là một hình thức áp dụng nghệ thuật hóa trang.
  4. Để trở thành chuyên gia hóa trang, cần phải học mĩ thuật cơ bản và các kĩ năng trang điểm, thiết kế phụ kiện và chi tiết để tạo hình nhân vật.

 

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Trường đại học đào tạo ngành học về nghệ thuật hóa trang là:

  1. Đại học Sân khấu Điện ảnh.
  2. Đại học Mĩ thuật công nghiệp.
  3. Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội.
  4. Đại học Mĩ thuật Việt Nam.

Câu 2:  Hình ảnh dưới đây nói về ứng dụng nào của nghệ thuật hóa trang?

A. Nghệ thuật hóa trang được áp dụng vào nghệ thuật chèo.

B. Nghệ thuật hóa trang được áp dụng vào tiết sinh hoạt lớp.

C. Nghệ thuật hóa trang được áp dụng vào học tập thông qua các hình thức đóng vai nhân vật trong các câu chuyện.

D. Nghệ thuật hóa trang được áp dụng vào học tập môn Ngữ văn.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Dân gian thường gọi cách thức hóa trang mặt của người nghệ sĩ tuồng là:

A. Họa mặt.

B. Đeo mặt nạ.

C. Kẻ mặt.

D. Đắp bột phấn.

Câu 2: Quan sát hình ảnh nhân vật “lão” trong nghệ thuật và cho biết: Nghệ thuật hóa trang thể hiện tính cách gì của nhân vật “lão”?

A. Người rất trung thành, quả cảm, văn võ toàn tài.

B. Tính tình điềm đạm, hiền hòa.

C. Kẻ tiểu nhân, chuyên luồn cúi để thăng tiến và dèm pha trung thần

D. Tác phong nhanh nhẹn, nóng nảy, chính nghĩa.

 

 

 

Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều
Trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều, đề trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm mĩ thuật 9 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập mĩ thuật 9 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay