Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 10_văn bản 2_tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10_văn bản 2_tổng kiểm soát phương tiện giao thông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 2: TỔNG KIỂM SOÁT PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Văn bản này có điểm khác biệt chính gì về hình thức so với các văn bản thông tin khác trong “Bài 10”?

A. Phương tiện phi ngôn ngữ là phần nội dung chính, phần chữ là phụ.

B. Phần chữ là chính, phương tiện phi ngôn ngữ là phần nội dung phụ.

C. Ảnh to đẹp hơn hẳn, nội dung đầy đủ, đa dạng, phong phú.

D. Cả A và C.

Câu 2: Tại sao trường hợp vi phạm bị xử phạt nhiều nhất là người đi xe mô tô?

A. Vì xe mô tô không có những bộ phận giúp hạn chế gây tai nạn như các phương tiện khác.

B. Vì xe mô tô chủ yếu được điều khiển bởi những người không có học.

C. Vì cảnh sát giao thông chỉ dám đụng đến người đi xe mô tô.

D. Vì xe mô tô là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam.

Câu 3: Số lương người lái xe container bị xử phạt là bao nhiêu?

A. 14869

B. 4221

C. 32174

D. Không có số liệu

Câu 4: Số lương người đi xe đạp bị xử phạt là bao nhiêu?

A. 14869

B. 4221

C. 32174

D. Không có số liệu

Câu 5: Lỗi vi phạm ít nhất là về gì?

A. Giấy phép lái xe

B. Tốc độ

C. Chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu

D. Tải trọng

Câu 6: Theo biểu đồ, số 6453 biểu thị điều gì?

A. Số xe mô tô bị tạm giữ.

B. Số lượng các loại xe không phải xe mô tô bị tạm giữ.

C. Số người điều khiển xe mô tô bị tước giấy phép lái xe.

D. Số người điều khiển các phương tiện không phải xe mô tô bị tước giấy phép lái xe.

Câu 7: Số lượng người lái xe khách vi phạm bị xử phạt là bao nhiêu?

A. 49715

B. 33316

C. 14869

D. 11780

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nhan đề văn bản cho biết thông tin gì?

A. Nội dung chính mà văn bản hướng tới

B. Cách thức kiểm soát giao thông

C. Các phương tiện giao thông hiện có

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Xác định bố cục của văn bản.

A. Văn bản không có bố cục rõ ràng.

B. Văn bản gồm các biểu đồ.

C. Gồm hai phần chính: phần hình và phần chữ (nội dung)

D. Văn bản cung cấp hai thông tin chính: các trường hợp vi phạm bị xử phạt và các lỗi vi phạm phổ biến

Câu 3: Văn bản triển khai thông tin theo cách thức nào?

A. Cách phân loại

B. Trình tự thời gian

C. Mối quan hệ nhân – quả

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Việc tổng kiểm soát phương tiện giao thông diễn ra vào thời gian nào?

A. Vào ngày viết cuốn sách này.

B. Từ 15/05 – 14/06/2020.

C. Vào ngày tạo ra biểu đồ.

D. Trong văn bản không có đề cập đến.

Câu 5: Trong thời gian thống kê, có bao nhiêu người điều khiển phương tiện giao thông bị xử phạt?

A. Có 287 085 trường hợp.

B. Có 49 715 trường hợp.

C. Có 401 027 trường hợp.

D. Có 61 563 trường hợp.

Câu 6: Vi phạm nào phổ biến nhất?

A. Vi phạm về giấy phép lái xe.

B. Vi phạm về vượt quá tốc độ.

C. Vi phạm quy định về nồng độ cồn.

D. Vi phạm không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thông qua lỗi vi phạm phổ biến nhất, ta có thể nhận xét gì về giao thông ở Việt Nam?

A. Nhiều người lái xe vượt quá tốc độ cho phép, điều này có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân người lái và những người tham gia giao thông khác.

B. Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không mang giấy phép lái xe, điều này có thể dẫn tới việc điều khiển phương tiện không đúng luật hoặc dễ gây tai nạn giao thông.

C. Có nhiều người thường sử dụng đồ có cồn khi tham gia giao thông, điều này có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân người lái và những người tham gia giao thông khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Những từ ngữ nào trong bản đồ hoạ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông?

A. Phương tiện, người điều khiển

B. Giấy phép lái xe, tốc độ

C. Hiệu lệnh, đèn tín hiệu

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Văn bản sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nào?

A. Biểu đồ, hình minh hoạ, biểu tượng.

B. Chữ viết, biểu đồ, con số

C. Biểu đồ, chữ đen, chữ màu

D. Phân chia nội dung, bố cục

Câu 4: Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là gì?

A. Giúp cho văn bản có giá trị về kinh tế cao hơn.

B. Chúng hỗ trợ cho bài học mà người viết muốn hướng tới.

C. Giúp người đọc hình dung rõ ràng về mức độ vi phạm và các lỗi vi phạm của người tham gia giao thông.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Bản đồ hoạ thông tin nhắc nhở em điều gì khi tham gia giao thông?

A. Phải chấp hành đúng quy định của luật giao thông.

B. Phải biết cách để không bị cảnh sát giao thông bắt phạt.

C. Hằng ngày có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đang xảy ra.

D. Không được phép vi phạm vào các lỗi phổ biến.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Con số về tổng số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt cho thấy điều gì?

A. Các con số thực sự có giá trị cao trong việc biểu đạt.

B. Các chính sách nhằm làm giảm hành vi vi phạm luật giao thông có hiệu quả.

C. Có rất nhiều người vi phạm luật giao thông.

D. Có rất ít người vi phạm luật giao thông.

Câu 2: Các cột cao thấp và các chấm tròn to nhỏ khác nhau biểu thị điều gì?

A. Biểu thị quy mô vi phạm luật giao thông.

B. Biểu đồ có nhiều điểm sáng tạo, đột phá thay vì đi theo khuôn khổ chung.

C. Biểu thị tỉ lệ so với tổng số các trường hợp vi phạm.

D. Biểu thị cho các số liệu nhiều / ít và thể hiện được sự so sánh giữa các trường hợp hoặc lỗi vi phạm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay