Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Bài 5: Hội thi thổi cơm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 5_Đọc_Hội thi thổi cơm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN

ĐỌC BÀI: HỘI THI THỔI CƠM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Văn bản Hội thi thổi cơm thuộc thể loại gì?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Tiểu thuyết

D. Thơ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Hội thi thổi cơm là gì?

A. Nghị luận

B. Thuyết minh

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3: Văn bản Hội thi thổi cơm có mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 4: Văn bản Hội thi thổi cơm nêu quy tắc thi nấu cơm của bao nhiêu địa phương?

A. 4 địa phương

B. 5 địa phương

C. 6 địa phương

D. 7 địa phương

Câu 5: Văn bản Hội thi thổi cơm nêu quy tắc thi nấu cơm của 4 nhiêu địa phương

A. Phan Tây Nhạc

B. Cao lưu sơn thủy

C. Mai An Tiêm

D. Bình sa lạc nhạn

Câu 6: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

A. Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt của hội thi nấu cơm trên từng vùng miền

B. Thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam

C. Cả A và B

D. Không nói đến giá trị nội dung

Câu 7: Giá trị nghệ thuật của văn bản trên là gì?

A. Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu

B. Nội dung cô đọng, ngắn gọn

C. Ngôn từ trong sáng, giản dị

D. Tất cả các đáp án

Câu 8: Vừa nấu cơm, các đội thi vừa làm gì?

A. đan xen nhau uốn lượn giữa đường làng.

B. đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

C. đan xen nhau uốn lượn trên sân nhà văn hóa.

D. châm lửa giúp nhau cho không khí thêm sôi động.

Câu 9: Ban giám khảo chấm điểm ở hội thi thổi cơm trên theo những tiêu chí nào?

A. cơm sống

B. cơm trắng

C. cơm ngon

D. cơm khê

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Vì sao việc giật giải thưởng trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng"?

A. Đó là bằng chứng chứng minh sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng của các thành viên trong đội thi với nhau.

B. Đó là bằng chứng chứng minh cuộc thi có văn hóa.

C. Đó là bằng chứng chứng minh họ giỏi.

D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm

A. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn.

B. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi.

C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.

D. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy.

Câu 3: Công đoạn nấu cơm được miêu tả như thế nào?

A. Người phía sau cầm một cái cần uốn cong hình cái cung vắt ra trước mặt người nấu cơm. Nhiệm vụ của họ là phải giữ cho cái cần này vững chắc để người phía trước vừa cầm đuốc điều khiển ngọn lửa vừa nấu cơm. Hai người cầm cần và cầm đuốc phối hợp nhịp nhàng đến khi cơm chín thì hoàn thành.

B. Mỗi người nấu cơm đều mang theo một cái cần cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ. Người thổi cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

C. Cơm được nấu chín từ bếp đã được đắp từ trước. Tuy nhiên để giữ nhiệt độ cho cơm tới khi giám khảo chấm họ phải dùng một chiếc cần treo nồi cơm lên rồi cầm một ngọn đuốc đung đưa phía dưới cứ như vậy đi tới chỗ chấm thi của giám khảo.

D. Cơm được nấu trong một chiếc niêu nhỏ tren vào một chiếc cần có hình cánh cung được người phía sau cầm, người phía trước cầm đuốc đung đưa đến khi cơm chín thì lại xới ra và cho mẻ khác vào. Tới khi hoàn thành họ ủ nồi cơm vào bếp đã đắp từ trước để giám khảo đến chấm.

Câu 4: Làm thế nào để đảm bảo sự công bằng cho hội thi nấu cơm?

A. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật cho giám khảo chấm.

B. Trong lúc chấm thi giám khảo sẽ bị bịt mắt.

C. Các đội thi không được biết trước giám khảo là ai.

D. Giám khảo trước khi chấm thi phải kí vào một bản cam kết chấm thi công bằng.

Câu 5: Qua bài văn này, tác giả gửi gắm tình cảm gì của mình với những nét đẹp truyền thống sinh hoạt văn hóa của dân tộc?

A. Ca ngợi truyền thống đoàn kết trong lịch sử dân tộc.

B. Ca ngợi những nét đẹp cổ truyền trong phong tục và sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

C. Trân trọng và tự hào với những nét đẹp cổ truyền trong phong tục và sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 6: Trước khi nấu cơm, cần phải chuẩn bị những gì?

A. Lấy lửa

B. Giã thóc, giần sàng thành gạo

C. Vót tre thành những chiếc đũa bông, lấy nước để nấu cơm

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Công việc lấy lửa được tiến hành vô cùng gian nan, khó khăn là ngụ ý ngọn lửa là thứ vô cùng có ý nghĩa trong cuộc sống, mỗi người cần phải biết giữ gìn ngọn lửa trong cuộc sống và trong cả mỗi gia đình. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8: “Chi tiết trong bài cho thấy các thành viên trong của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau: Các thành viên cùng nhau đi lấy lửa, cùng nhau nhau vót tre thành đũa, cùng nhau giã thóc, giần sàng thành gạo. Đến lúc thổi cơm những người trước đó đã làm việc nặng thì được nghỉ, còn những người làm việc nhẹ thì lại nấu cơm.” Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Điểm chung của các hội thi thổi cơm là gì?

A. Đều nấu cơm trong điều kiện khó khăn

B. Đều nấu cơm trên thuyền

C. Đều dành cho nam

D. Đều dành cho nữ

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hội thi thổi cơm thường tổ chức ở vùng nào?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Miền Bắc và miền Nam

C. Miền Bắc và miền Trung

D. Tây Nguyên

Câu 2: Hội thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) có gì đặc biệt?

A. Chỉ dành cho nữ

B. Chỉ dành cho nam

C. Chỉ dành cho người già trong làng

D. Chỉ dành cho thanh niên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay