Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 6_văn bản 3_tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 3_tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

VĂN BẢN 3: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI (1)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”?

A. Nếu tối hôm trước sao đi mau thì hôm sau trời nắng, nếu tối hôm trước sao đi vắng thì hôm sau trời mưa.

B. Nếu tối hôm trước nhiều sao thì hôm sau trời nắng, nếu tối hôm trước ít sao thì hôm sau trời mưa.

C. Nếu có loại sao mau thì trời sẽ nắng, nếu có loại sao vắng thì trời sẽ mưa.

D. Đây là một câu tục ngữ cổ, không rõ nghĩa.

Câu 2: Dựa vào từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ “Mưa tháng Ba hoa đất, Mưa tháng Tư hư đất”, hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

A. Theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư

thì ngược lại.

B. Mưa tháng Tư làm đất sinh hư, mưa tháng Ba làm đất nở hoa.

C. Trời sẽ mưa vào tháng Tư khi nào đất hư còn với tháng Ba thì là khi nào hoa ra

trên đất.

D. Hãy trồng cây vào tháng Tư, không nên trồng vào tháng Ba.

Câu 3: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”?

A. Đây là thứ tự gieo trồng của người Việt Nam ta thời xưa: nước, phân, cần, giống.

B. Đây là những yếu tố quan trọng trong trồng trọt. Quan trọng nhất là nước, rồi đến phân, sự cần cù chăm sóc, cuối cùng là giống.

C. Đây là trình tự những yếu tố cần ưu tiên trong một cuộc đua.

D. Tuỳ vào ngữ cảnh có thể là A hoặc B hoặc C.

Câu 4: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”?

A. Trên một tấc đất, ta có thể kiếm được một tấc vàng.

B. Tấc đất được làm bằng vàng.

C. Một tấc đất đáng quý như vàng.

D. Người dân gian xây dựng câu này quá ngắn nên không rõ ý.

Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”?

A. Người nuôi lợn thì nhàn nhã, thảnh thơi, không quá tất bật, hối hả như người làm nghề nuôi tằm.

B. Người nuôi lợn phải ăn cơm nằm, người nuôi tằm phải ăn cơm đứng.

C. Nuôi lợn là dấu hiệu của ăn cơm nằm, nuôi tằm là dấu hiệu của ăn cơm đứng.

D. Lợn nằm ăn cơm thì mới tốt còn tằm thì phải đứng ăn cơm.

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Cái răng, cái tóc là góc con người”?

A. Cái răng, cái tóc là ở góc con người.

B. Hàm răng, mái tóc góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp con người.

C. Phần góc con người được tạo nên bởi cái răng và cái tóc.

D. Câu tục ngữ này đa nghĩa.

Câu 7: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”?

A. Một mặt người được tính bằng mười mặt của thứ gì đó.

B. Ngụ ý cách so sánh trong toán học.

C. Một con người có giá trị gấp mười lần đồ vật.

D. Con người quý giá hơn rất nhiều đồ vật, của cải.

Câu 8: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”?

A. Hãy yêu thương, quý trọng mọi người như cách ta vẫn làm với chính mình.

B. Người bị thương thì ta cũng bị thương.

C. Thương người tồn tại ở dạng thể thương thân

D. Câu tục ngữ quá nhiều nghĩa.

Câu 9: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

A. Phải trồng ba cây thì mới làm thành một ngọn núi.

B. Phải sống theo cách ẩn dụ.

C. Phải đoàn kết thì mới có sức mạnh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”?

A. Khuyên con người ta phải học, làm một việc gì đó phải học từ từ, từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

B. Khuyên bảo mọi người phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ững xử cho khôn khéo, đúng mực.

C. Đây là những điểm chính yếu trong cách dùng người của người xưa, phải ưu tiên cho những người ăn khoẻ, rồi đến nói giỏi, gói hàng, mở hàng nhanh.

D. Có thể là A hoặc B.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 1 là gì?

A. Phép đối

B. Phép lặp

C. Liệt kê

D. So sánh

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 2 là gì?

A. Phép đối

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Nhân hoá

Câu 3: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những câu tục ngữ nào?

A. 1, 2, 4, 8

B. 3, 5, 7, 9

C. 4, 6, 7, 8

D. Không được dùng trong bất cứ câu nào.

Câu 4: Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong những câu tục ngữ nào?

A. 7

B. 7, 9

C. 7, 9, 1, 5

D. Không được dùng trong bất cứ câu nào.

Câu 5: Biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong những câu nào?

A. 1, 3, 8

B. 2, 6

C. 2, 3, 5, 7

D. Không được dùng trong bất cứ câu nào.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra vần, nhịp trong câu tục ngữ số 1?

A. Vần cách “mau, mưa”, nhịp 2/2/2/2

B. Vần cách “mau, mưa”, “thì, thì”, nhịp 2/2/2/2

C. Vần lưng “nắng, vắng”, nhịp 4/4

D. Không có vần, nhịp 4/4

Câu 2: Hãy chỉ ra vần, nhịp trong câu tục ngữ số 3?

A. Vần sát “phân, cần”, nhịp 2/4/2

B. Vần cách “phân, cần”, nhịp 2/2/2/2

C. Vần thứ tự “nhất, nhì, tam, tứ”, nhịp 2/2/2/2

D. Cả B và C.

Câu 3: Hãy chỉ ra vần, nhịp trong câu tục ngữ số 4?

A. Vần cách “tấc, tấc”, nhịp 2/2

B. Vần chân “đất, vàng”, nhịp 2/2

C. Cả A và B.

D. Không có vần và không có nhịp.

Câu 4: Hãy chỉ ra vần, nhịp trong câu tục ngữ số 7?

A. Vần sát “người, mười”, nhịp 3/0/4

B. Vần lưng, “người, của”, nhịp 4/3

C. Vần cách “người, mười”, nhịp 3/4

D. Vần số lượng “một, mười”, nhịp 4/2/1

Câu 5: Hai câu tục ngữ nào sau đây có cùng cách ngắt nhịp?

A. 2 và 7

B. 3 và 10

C. 1 và 5

D. Không có cặp nào.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Những kinh nghiệm ở các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động trong văn bản có vai trò như thế nào đối với người lao động?

A. Làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

B. Có vai trò rất quan trọng trong việc xác định, dự báo được thời tiết, thời vụ thích hợp để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai.

C. Thể hiện sự nhìn nhận tinh tế của người xưa về thế giới bên ngoài.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Các câu tục ngữ về con người, xã hội trong văn bản muốn nhắn gửi mọi người điều gì

A. Đề cao giá trị con người, khuyên răn mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

B. Khuyên nhủ chúng ta cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm trong mọi công việc thì ắt sẽ thành công.

C. Phải biết quý trọng những giá trị mà thần linh ban cho bởi những điều đó chỉ đến một lần trong đời.

D. Cả A và B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay