Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Ôn tập bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ (PHẦN 2)

Câu 1: Câu văn sau đây là loại so sánh nào: “Anh trai tôi cao hơn tôi.”

  1. So sánh ngang bằng
  2. So sánh không bằng

Câu 2: Câu văn sau đây là loại so sánh nào: “Tôi đã cao bằng mẹ của tôi từ năm ngoái.”

  1. So sánh ngang bằng
  2. So sánh không bằng

Câu 3: Câu văn sau đây là loại so sánh nào: “Cô ấy chơi nhảy dây không bằng anh ấy.”

  1. So sánh ngang bằng
  2. So sánh không bằng

Câu 4: Câu thơ sau đây là loại so sánh nào: “Mặt trời như hòn lửa/ Sóng đã gài then, đêm sập cửa”

  1. So sánh ngang bằng
  2. So sánh không bằng

 

Câu 5: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

  1. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
  2. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
  3. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
  4. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

Câu 6: Nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm cho tờ báo nào?

  1. Báo An ninh thủ đô
  2. Báo Quân đội Nhân dân
  3. Báo Hà Nội mới
  4. Báo Tuổi trẻ

Câu 7: Bài thơ Mẹ do ai sáng tác?

  1. Tô Hoài
  2. Tố Hữu
  3. Chính Hữu
  4. Đỗ Trung Lai

Câu 8: Bài thơ Mẹ được trích trong tập thơ nào?

  1. Lửa thiêng
  2. Từ ấy
  3. Đêm sông Cầu
  4. Trường ca khát vọng

Câu 9: Bài thơ Mẹ thuộc thể loại gì?

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Thơ bốn chữ
  4. Thơ lục bát

Câu 10: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Mẹ là gì?

  1. Biểu cảm
  2. Miêu tả
  3. Tự sự
  4. Thuyết minh

Câu 11: Nghĩa của từ “ông Đồ” trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là?

  1. Người dạy học nói chung
  2. Người dạy học chữ Nho xưa
  3. Người chuyên viết câu đối bằng chữ Nho
  4. Người viết chữ Nho đẹp, chuẩn mực

Câu 12: Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?

  1. Nghệ thuật viết thư pháp
  2. Nghệ thuật vẽ tranh
  3. Nghệ thuật viết văn bản
  4. Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút

Câu 13: Bài thơ Ông đồ viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Song thất lục bát
  3. Ngũ ngôn
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 14: Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Ông đồ là gì?

  1. Đau đớn, bi lụy
  2. Hào hùng, khỏe khoắn
  3. Sâu sắc, thâm trầm
  4. Ngậm ngùi, xót xa

Câu 15: Bài thơ Ông đồ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Thời đại phong kiến, vua quan đàn áp người vẽ thư pháp
  2. Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi
  3. Thời chống Mỹ khi nhân dân tiếp xúc nhiều nền văn hóa Tây phương
  4. Khi đất nước hòa bình, con người đánh mất đi nhiều nền văn hóa

Câu 16: So sánh là gì?

  1. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  2. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
  3. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
  4. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 17: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

  1. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)
  2. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  3. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
  4. Vế A, vế B

Câu 18: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  1. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
  2. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn
  3. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
  4. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

Câu 19: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

  1. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
  2. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
  3. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
  4. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn

Câu 20: Có bao nhiêu so sánh trong các câu văn trên?

 “Cổ tay em trắng như

Đôi mắt em liếc như là dao cao

   Miệng cười như thể hoa ngâu

 Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”

  1. Ba
  2. Bốn
  3. Năm
  4. Sáu

 

Câu 21: Đâu là năm sinh, năm mất của Xuân Quỳnh?

  1. 1944 - 1988
  2. 1943 - 1986
  3. 1945 - 1989
  4. 1942 – 1988

Câu 22: Tên thật của Xuân Quỳnh là gì?

  1. Nguyễn Xuân Quỳnh
  2. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
  3. Phan Thị Thanh Nhàn
  4. Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 23: Ngoài vai trò nhà thơ, Xuân Quỳnh còn được biết đến là?

  1. Diễn viên điện ảnh
  2. Ca sĩ
  3. Diễn viên múa
  4. Diễn viên hài

Câu 24:  Bài thơ Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ gì?

  1. Tự do
  2. Đường luật
  3. Năm chữ
  4. Bốn chữ

Câu 25: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa là gì?

  1. Tiếng gà trưa
  2. Quả trứng hồng
  3. Người bà
  4. Người chiến sĩ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay