Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10 Đọc mở rộng theo thể loại: mẹ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: lắng nghe trái tim mình Đọc mở rộng theo thể loại: mẹ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: MẸ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Mẹ” là ai?

A. Đỗ Trung Lai

B. Nguyễn Quang Thiều

C. Quang Dũng

D. Trần Đăng Khoa

Câu 2: Đâu là cách ngắt nhịp trong bài thơ?

A. 2/2

B. 3/1

C. 1/3

D. Mỗi câu, mỗi khổ có cách ngắt nhịp riêng

Câu 3: Từ “thẳng” được gieo vần với từ nào trong khổ thơ 1?

A. Rờn

B. Trắng

C. Bạc

D. Xanh, trắng

Câu 4: Vần được gieo trong khổ thơ 4 là vần gì?

A. Vần chân

B. Vân lưng

C. Vần sát

D. Vần cách

Câu 5: Thể thơ của bài thơ này là gì?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ năm chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ năm khổ.

Câu 6: Tình trạng của người mẹ trong bài thơ là gì?

A. Trẻ, khoẻ mạnh.

B. Già nhưng vẫn khoẻ khắn.

C. Già, sắp qua đời.

D. Đã qua đời nhiều năm.

Câu 7: Lưng của mẹ thế nào?

A. Còng đi

B. Thẳng ra

C. To hơn

D. Tác giả không nói đến

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tác giả đã nói về người mẹ trong mối liên hệ với cái gì?

A. Tình thương

B. Cau

C. Nỗi nhớ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung của khổ thơ 1 là gì?

A. Chỉ ra những dấu hiệu tuổi già ở mẹ

B. Chỉ ra việc cau vẫn còn tốt

C. Những màu sắc của tuổi già

D. Những tính chất của cau

Câu 3: Nội dung của khổ thơ 2 là gì?

A. Chỉ ra vấn đề của mẹ

B. Chỉ ra vấn đề của cau

C. Chỉ ra việc mẹ sắp qua đời

D. Cau cao hơn mẹ

Câu 4: Nội dung của khổ thơ 3 là gì?

A. Cau ngày càng được bổ nhỏ hơn

B. Dấu hiệu sức khoẻ của mẹ suy giảm so với ngày xưa

C. Ngày xưa tác giả còn bé

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nội dung của khổ thơ thứ 4 là gì?

A. Mẹ gầy đi theo năm tháng

B. Hành động của người con

C. Cảm xúc mãnh liệt của người con

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nội dung của khổ thơ thứ 5 là gì?

A. Cảm xúc mãnh liệt của người con

B. Câu hỏi đặc biệt

C. Sự than vãn với ông trời

D. Thiên nhiên hùng vĩ

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Tình mẫu tử

B. Tình phụ tử

C. Tình huyết thống

D. Con người và trầu cau

Câu 2: Câu nào nói đúng về tình cảm của người con dành cho mẹ?

A. Yêu mẹ, thương mẹ đã già, sắp qua đời.

B. Chán ghét, ruồng bỏ mẹ

C. Thích thú vì mẹ sắp ra đi

D. Yêu cái tính thích ăn trầu cau

Câu 3: Việc tác giả sử dụng hình ảnh “cau” để hỗ trợ việc nói về mẹ có tác dụng gì?

A. Tạo nên điểm nhấn khác biệt so với thơ văn đương thời, làm sâu đậm thêm tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho con.

B. Làm nổi bật sự đối lập giữa mẹ và cau, qua đó thể hiện sự đáng thương của người mẹ.

C. Cau là một loài cây điển hình, truyền thống của Việt Nam từ đó càng làm mạnh mẽ thêm nội dung mà tác giả muốn truyền tải.

D. Cả B và C.

Câu 4: Đâu là cách hiểu đúng về câu thơ “Mẹ ngày một thấp”?

A. Mẹ ngày càng mất vị thế xã hội

B. Mẹ ngày mồng một thì thấp.

C. Mẹ làm nên sự đối lập giữa có và không.

D. Khi con người càng về già thì càng thấp đi, mẹ cũng vậy.

Câu 5: Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ “Mẹ thì gần đất” là gì?

A. Nói giảm nói tránh

B. Nói quá

C. Nhân hoá

D. So sánh

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

A. Chúng ta nên để tâm nhiều hơn đến cách bổ cau làm sao để cho mẹ có thể vui lòng nhất. Đó là một nghĩa vụ thiêng liêng của người làm con.

B. Cha mẹ phải thương yêu con cái để sau này con cái mới chăm lo cho mình khi về già yếu.

C. Hãy yêu thương, trân trọng những tình cảm của mẹ dành cho mình vì một ngày nào đó mẹ sẽ không còn trên đời nữa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ta hiểu thế nào về hình ảnh “Mây bay về xa”?

A. Mây bay thật đẹp, tạo nên một không gian bầu trời rộng lớn.

B. Ý muốn nói việc mẹ già đi là theo quy luật tự nhiên, không thể làm gì khác được.

C. Đó chỉ là một hình ảnh nhằm bổ sung cho nốt dòng cho khổ thơ.

D. Cả A và B.

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 4. Mẹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay