Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: lắng nghe trái tim mình Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Ngữ cảnh là gì?

A. Là ngôn ngữ trong một hoàn cảnh đang nói đến.

B. Là toàn bộ nói chung những đơn vị đứng trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị ngôn ngữ đó trong chuỗi lời nói.

C. Là các yếu tố chỉ sự vật nhằm làm nổi bật nghĩa của từ đặt ở trung tâm.

D. Cả A và C.

Câu 2: Ngữ cảnh của một từ là gì?

A. Là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó.

B. Là những quan điểm trọng yếu trong cách vận dụng ngôn từ.

C. Là việc một tình cảnh áp đặt người nói phải sử dụng một yếu tố ngôn ngữ nào đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ngữ cảnh của một từ có thể là ……………

A. Một tình huống

B. Một tình huống, một đoạn văn

C. Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ

D. Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ.

Câu 4: Ngữ cảnh có vai trò gì?

A. Hỗ trợ xây dựng cấu trúc câu, làm cho cấu trúc câu trở nên chuẩn chỉnh hơn.

B. Mở rộng thành phần câu, làm rõ ý nghĩa của câu.

C. Có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng gì?

A. Kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó.

B. Xây dựng các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó.

C. Làm nền cho các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một ý tưởng xác định nào đó.

D. Tất cả các đáp án trên, qua đó bộc lộ một ý tưởng xác định nào đó.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào đâu để xác định nghĩa của từ?

A. Ngữ cảnh

B. Cấu trúc đoạn văn

C. Danh từ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý điều gì?

A. Cách tổ chức câu văn, đoạn văn, và các yếu tố khác có liên quan.

B. Xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường hay được dùng với nghĩa khác.

C. Xu hướng chính của thời đại.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

“Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.”

Sự xuất hiện của từ “phượng” bên cạnh từ “huyết” trong đoạn thơ trên có làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ “huyết” không?

A. Có. Do có từ “phượng” bên cạnh.

B. Có. Do nằm trong một câu có cấu trúc đặc biệt.

C. Không. Do từ “huyết” không bao giờ được dùng với nghĩa khác.

D. Không. Do có từ “trên” đảm bảo nghĩa.

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:

“Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.”

Xác định nghĩa của từ “huyết” trong đoạn thơ trên.

A. Máu

B. Tiết

C. Chỉ màu đỏ rực của hoa phượng.

D. Chỉ việc hoa phượng nhuốm máu.

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau:

“Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.”

Xác định nghĩa của từ “ca hát” trong đoạn thơ trên.

A. Hát hò

B. Chỉ trạng thái tinh thần vui sướng.

C. Thăng thiên

D. Chỉ trạng thái ca hát.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:

“Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.”

Dựa vào đâu để ta có thể xác định được đúng nghĩa của từ “ca hát”?

A. Ngữ cảnh xung quanh, đặc biệt là từ “nghe” song hành với động từ “ca hát”.

B. Ngữ cảnh xung quanh, cấu trúc câu.

C. Ngữ cảnh xung quanh, đặc biệt là từ “trái tim” đi cùng với động từ “ca hát”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau:

“Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!”

Dựa vào ngữ cảnh hãy xác định nghĩa của từ “cháy bỏng”.

A. Chỉ ý “dũng cảm”

B. Chỉ ý “mãnh liệt”.

C. Chỉ ý “bốc cháy”

D. Chỉ ý “cháy làm cho bỏng”.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

“Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!”

Câu nào sau đây mà từ “cháy bỏng” của nó có nghĩa giống với từ “cháy bỏng” ở đoạn thơ trên?

A. Cùng với khát khao cháy bỏng của tuổi trẻ, anh quyết tâm tới ABC.

B. Anh ta đi vào đó và làm cháy bỏng cả tay.

C. Tôi không thể hình dung sức mạnh ở đâu ra mà anh ta có thể làm được chuyện điên rồ như vậy, anh ta thật cháy bỏng.

D. Mùi hương cháy bỏng toả ra khắp phòng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:

“Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng.

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”

Mẹ đã bế ai vào nhà?

A. Nỗi đợi vẫn nằm mơ

B. Bố

C. Em bé đang ngủ mơ

D. Không gian quanh em bé.

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau:

“Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng.

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”

Vì sao ta có thể biết được người mà mẹ bế vào?

A. Nhờ vào nỗi nhớ da diết của người mẹ đối với em bé.

B. Dựa vào biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó.

C. Nhờ vào ngữ cảnh của đoạn thơ và các câu mô tả em bé đang chờ mẹ trong đêm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay