Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10 Văn bản 2: một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 Văn bản 2: một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH
VĂN BẢN 2: MỘT CON MÈO NẰM NGỦ TRÊN NGỰC TÔI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Đâu là tác giả của bài thơ “Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi”?
A. Tố Hữu
B. Xuân Quỳnh
C. Anh Ngọc
D. Nguyễn Thái Học
Câu 2: Đâu là thể thơ của bài thơ này?
A. Thơ tám chữ
B. Thơ tự do
C. Thơ bảy – tám chữ
D. Thơ song thất lục bát
Câu 3: Hình ảnh “con mèo” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
A. Các loài vật
B. Những người thân yêu
C. Dân tộc, đất nước
D. Không ẩn dụ cho điều gì cả.
Câu 4: Dưới trái tim con mèo có thứ gì đang đập?
A. Tâm hồn tác giả
B. Trái tim nhân vật “tôi”
C. Trống
D. Cả A và B.
Câu 5: Con mèo đang ngủ như thế nào?
A. Say như chết
B. Ngủ mãi với ngàn thu
C. Ngủ trong giấc mơ bình yên
D. Chập chờn, lúc ngủ lúc thức
Câu 6: Đâu là một thứ mà tác giả cảm nhận được ở con mèo?
A. Nhịp tim
B. Sự đơn điệu
C. Lòng bao dung
D. Sự căm ghét
Câu 7: Tác giả cảm thấy gì khi con mèo nằm trên ngực mình?
A. Sợ hãi
B. Hạnh phúc
C. Ác cảm
D. Sung mãn
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Đâu không phải từ ngữ có nhiều tác dụng trong việc miêu tả “con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” trong khổ thơ thứ hai?
A. Bầy chuột nhắt
B. Trong veo
C. Nhọn hoắt
C. Nỗi kinh hoàng
Câu 2: Đâu là hình ảnh miêu tả “con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” trong khổ thơ thứ hai?
A. Con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
B. Đôi mắt biếc trong veo, hàm răng nhọn hoắt, móng vuốt khép lại
C. Ngủ như đứa trẻ giữa vòng tay ấp ủ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nhân vật “tôi” đã có những cảm nhận thế nào khi để cho một chú mèo ngủ yên trên ngực mình?
A. Say mê thưởng thức, cảm nhận được tinh thần yêu nước.
B. Yêu quý con mèo như muốn ăn tươi nuốt sống.
C. Hạnh phúc, tràn ngập tình thương yêu, muốn đùm bọc, che chở cho chú mèo bé nhỏ.
D. Cả A và C.
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
“Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…”
Ta có thể nhận xét thế nào về tác dụng của những biện pháp tu từ và cách ngắt nhịp trong đoạn thơ trên?
A. Không có nhiều tác dụng, mục đích chính của tác giả khi sử dụng những thứ đó là để đảm bảo đủ số từ trong câu.
B. Diễn tả sinh động vẻ đẹp hình thể và tính cách của con mèo, gợi liên tưởng thú vị và sâu sắc cho người đọc; cách ngắt nhịp chậm rãi khiến cho cảm xúc của nhân vật tôi trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng.
C. Đột phá trong cách tạo dựng hình ảnh thơ, không bị bó buộc vào những quy chuẩn của thời kì văn học trung đại.
D. Cả B và C.
Câu 5: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
A. Hãy yêu thương, chăm sóc các loài vật sống quanh ta
B. Hạnh phúc đến từ việc được yêu thương, che chở, đùm bọc người khác, kể cả loài vật bé nhỏ
C. Hãy lắng nghe trái tim mình, để cho trái tim rung động trước những tình cảm nhân ái.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ gợi cho ta suy nghĩ gì?
A. Tình cảm cao đẹp với muôn loài, dạy cho ta cách sống đầy tình thương với con vật, tình yêu thương mang lại cho con người những cảm xúc đẹp, con người trở nên “người” hơn khi biết che chở, đùm bọc cho loài vật.
B. Sự trân trọng các con vật bé nhỏ quanh ta, vì chúng là những sinh linh do Thượng đế ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ được trả ơn nếu nuôi chúng thật tốt.
C. Tinh thần yêu chuộng chính nghĩa, phản đối những cuộc chiến phi nghĩa. Con mèo trong bài thơ mang một ý nghĩa tượng trưng rất cao.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
“Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…”
Hãy chỉ ra câu có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?
A. Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
B. Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
C. Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
“Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…”
Hãy chỉ ra câu có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
A. Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
B. Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
C. Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
D. Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…
Câu 3: Cho đoạn thơ sau:
“Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…”
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ điệp từ trong đoạn thơ trên?
A. Ngủ đi
B. Ngủ đi, ngủ đi
C. Con mèo
D. Ngây thơ, bướng bỉnh, kiêu hãnh
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
“Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…”
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong đoạn thơ trên?
A. 5 từ cuối ở ba câu đầu và 2 vế ở câu cuối có cùng cấu trúc mô tả đặc điểm.
B. Cấu trúc “ngủ đi, ngủ đi” ở ba câu đầu
C. Không có biện pháp điệp cấu trúc ở đây.
D. Cả A và B.
Câu 5: Cho đoạn thơ sau:
“Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ
Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh
Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh
Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo…”
Chỉ ra cách ngắt nhịp trong đoạn thơ trên?
A. 3 câu đầu là 2/2/3/2, hai câu cuối là 5/5
B. 3 câu đầu là 4/5, hai câu cuối là 3/2/3/2
C. 3 câu đầu là 4/5, hai câu cuối là 5/5
D. Thể thơ nay không áp dụng ngắt nhịp thơ.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nét độc đáo của những từ ngữ, hình ảnh miêu tả “con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” trong khổ thơ thứ hai là gì?
A. Tác giả nêu lên được những đặc điểm điển hình của một con mèo.
B. “Những từ “khép lại”, “nỗi kinh hoàng” cho thấy sức mạnh của con mèo.
C. Những hình ảnh này làm biến đổi cấu trúc thông thường của một đoạn thơ, làm cho nó trở nên đặc biệt.
D. Cả A và B.
Câu 2: Câu thơ nào sau đây không bộc lộ trực tiếp cảm nhận của nhân vật tôi?
A. Tôi nằm nghe nhịp nhàng thánh thót. Trái tim tôi hoà nhịp trái tim mèo.
B. Giờ nằm đây trong giấc mơ bình yên. Như đứa trẻ giữa vòng tay ấp ủ
C. Trái tim tôi một phút bỗng mềm đi. Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc.
D. Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát. Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi