Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 6 Văn bản 1: tự học – một thú vui bổ ích

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệmBài 6 Văn bản 1: tự học – một thú vui bổ ích. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC

VĂN BẢN 1: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tác giả của văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” là ai?

A. Nguyễn Hiến Lê

B. Nguyến Hiến Thân

C. Đào Duy Từ

D. Đào Duy Lê

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Kể

B. Luận

C. Tả

D. Biểu cảm

Câu 3: Tác giả đánh giá như thế nào về việc tự học?

A. Bắt buộc nhưng không cần thiết.

B. Vừa cần thiết vừa tất yếu phải làm.

C. Cần thiết nhưng không phải bắt buộc.

D. Xã hội hiện đại cần những con người biết tự học.

Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng tự học là một cuộc du lịch bằng trí học say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân?

A. Vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian

B. Vì nó sẽ dịch chuyển người đọc đến một trường không gian cho phép họ làm những điều có trong sách.

C. Vì nó bổ ích, lí thú

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Các từ “trước hết, hơn nữa, quan trọng hơn cả” trong văn bản có tác dụng gì?

A. Tách các luận điểm

B. Liên kết các đoạn văn với nhau

C. Thể hiện mức độ quan trọng tăng dần

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây là đúng về quan điểm của tác giả về việc tự học?

A. Khi tự học, ta được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng.

B. Khi tự học, mặc dù là tự do những có nhiều thứ vẫn phải theo khuôn khổ.

C. Tự học ảnh hưởng đến cách chúng ta xây dựng nhân cách.

D. Cả A và C.

Câu 7: Sau lời tuyên bố của bác sĩ E. Groenevelt là những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khoẻ mạnh hơn những bệnh nhân khác, nhiều bác sĩ người Anh và Pháp đã làm gì?

A. Phủ nhận lời tuyên bố của bác sĩ E. Groenevelt là sai.

B. Lan truyền mạnh mẽ điều này đến các bệnh nhân.

C. Làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viện.

D. Áp dụng vào thực tiễn làm việc

Câu 8: Theo tác giả, biết bao danh sĩ nhờ sự đọc sách, sự tự học đã làm sao?

A. Có thêm vô vàn kiến thức nhưng trở thành thân tàn ma dại.

B. Khỏi chán đời.

C. Trở thành người siêu giàu.

D. Thay đổi lịch sử đáng ra phải có.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Thú tự học giống thú đi bộ” là gì?

A. Tự học giúp người học chu du trong thế giới viễn tưởng

B. Tự học giúp người học hình thành tri thức một cách tự chủ, tự do

C. Tự học giúp người đọc cải thiện thứ bậc của mình trong xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là một bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Thú tự học giống thú đi bộ”?

A. Biết về viên “Dạ minh châu”

B. Biết về “Nghê thường vũ y”

C. Có kiến thức về vũ trụ song song

D. Có kiến thức về côn trùng

Câu 3: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Thứ tự học là phương thức chữa bệnh âu sầu” là gì?

A. Việc đọc sách giúp ta cảm thấy đồng cảm, được an ủi

B. Việc đọc sách giúp chúng ta bổ sung tri thức

C. Việc đọc sách tạo cuộc cách mạng trong suy nghĩ của chúng ta

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Thứ tự học là phương thức chữa bệnh âu sầu”?

A. Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn

B. Quá trình đọc sách của Montaigne, Montesquieu

C. Những điều có trong sách khiến cho đầu óc của người đọc trở nên minh mẫn, vui vẻ, từ đó giúp tinh thần của họ vững chắc

D. Cả A và B.

Câu 5: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Tự học là thú vui tao nhã giúp nâng tầm tâm hồn ta lên” là gì?

A. Tự học giúp đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

B. Tự học giúp ta tiến bộ, có thể cống hiến cho xã hội.

C. Tự học có giá trị tương đương với việc đọc sách

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu là một bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Tự học là thú vui tao nhã giúp nâng tầm tâm hồn ta lên”?

A. Thầy kí, bác nông phu nhờ tự học mà giỏi nghề, công hiến

B. Những tấm gương nhà khoa học nhờ tự học mà có tầm ảnh hưởng hơn cả vua chúa.

C. Tâm hồn của chính bản thân tác giả đã cải thiện rất nhiều sau khi tự học

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Văn bản được viết nhằm mục đích gì?

A. Phô bày sức mạnh của việc đọc sách.

B. Thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học.

C. Tạo cảm hứng tri thức vượt hơn sức mạnh thể chất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không thể hiện ý kiến chính (luận điểm) của người viết?

A. Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.

B. Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu.

C. Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã nó nâng cao tâm hồn ta lên.

D. Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này.

Câu 3: Ta có thể nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn văn cuối của văn bản?

A. Những bằng chứng đó đều có đặc điểm chung là nhiều người biết, đáng tin cậy, được số đông thừa nhận.

B. Những bằng chứng đó đều là những thứ tất yếu phải đưa ra để chứng minh cho luận điểm.

C. Những bằng chứng đó tạo nhịp điệu và dung hợp những điểm mạnh của nhau để tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn cuối của văn bản có tác dụng gì?

A. Hiệu chỉnh lại những phần còn chưa được ở trên.

B. Làm rõ ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận.

C. Tạo tính hình ảnh cho việc chứng minh, một cách hay để khiến người đọc hiểu rõ vẫn đề

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra “Tự học – một thú vui bổ ích” là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?

A. Văn bản thể hiện thái độ đề cao, đồng tình của người viết với việc tự học.

B. Văn bản đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ cho ý kiến.

C. Các lí lẽ, ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí để người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ta có thể nhận xét như nào về ý kiến “Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác”?

A. Đúng vì tự học là chỉ việc một người nào đó học tập một mình, rồi từ đó ngộ ra chân lí.

B. Đúng vì điểm chính của tự học nằm ở năng lực tự thân khám phá kiến thức mà không cần nhờ đến người khác.

C. Sai vì tự học là sự chủ động, tự giác trong việc học, tìm kiếm tri thức, không liên quan đến việc tìm kiếm sự trợ giúp.

D. Còn tuỳ trường hợp mới có thể nhận xét được.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay