Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 6 Văn bản 2: bàn về đọc sách

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Văn bản 2: bàn về đọc sách. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC

VĂN BẢN 2: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tác giả của văn bản “Bàn về đọc sách” là ai?

A. Phạm Hổ

B. Nguyễn Hiến Lê

C. Chu Quang Tiềm

D. Văn mẫu trên mạng

Câu 2: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì?

A. Thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc đọc sách

B. Thuyết phục người đọc về sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.

C. Bàn về các vấn đề liên quan đến đọc sách và tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc đọc sách.

D. Cả A và B.

Câu 3: Đâu không phải là một luận điểm chính của văn bản?

A. Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại

B. Tầm quan trọng của việc đọc sách

C. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.

D. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.

Câu 4: Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?

A. Đánh dấu các phần của bằng chứng, giúp người đọc dễ hình dung.

B. Tạo nên sự kết hợp giữa số và chữ.

C. Nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

A. Luận

B. Kể

C. Tả

D. Hành chính – công vụ

Câu 6: Theo tác giả, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là điều gì?

A. Con đường quan trọng của học vấn.

B. Cái tinh tuý nhất của học vấn.

C. Điều quan trọng trong xã hội hiện đại.

D. Một việc làm giúp trau dồi kiến thức tốt nhất.

Câu 7: Theo tác giả, sách là kho tàng cất giữ điều gì?

A. Vị trí nơi cất giữ kho báu.

B. Di sản tinh thần của nhân loại.

C. Các tiểu thuyết luân hồi.

D. Các hướng dẫn đọc sách sao cho hiệu quả của cổ nhân.

Câu 8: Theo tác giả, nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này thì nhất định phải làm gì?

A. Lấy sức mạnh của ý chí và vật chất hoà quyện với nhau.

B. Lấy mục tiêu trong tương lai của nhân loại làm điểm cần đạt được.

C. Lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.

D. Lấy việc đọc sách làm trung tâm.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Lĩ lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại” là gì?

A. Các thành quả của nhân loại đã được tích luỹ từ đâu, nếu không tiếp thu ta sẽ bị tụt hậu.

B. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.

C. Văn hoá, học thuật của một giai đoạn chịu ảnh hưởng của văn hoá, học thuật nhiều năm sau đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại” là gì?

A. Sự phân công, cố gắng tích luỹ đọc sách của nhân loại qua hàng ngàn năm có thể coi là lớn lao hơn cả việc sản xuất nông nghiệp.

B. Mỗi người trong số chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc đọc, truyền bá tri thức sách vở.

C. Học vấn, tri thức của nhân loại đều được lưu trữ trong sách vở, lưu truyền lại để không bị vùi lấp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ” là gì?

A. Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu.

B. Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.

C. Lịch sử nhân loại ngày một đổi khác, việc đọc sách ngày càng cũng vì thế mà đổi thay theo.

D. Cả A và B.

Câu 4: Bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ” là gì?

A. Ngày ngay, con người đã tiếp thu cách học hiệu quả của người chưa, tuy vậy vấn đề vẫn chưa được giải quyết ổn thoả.

B. Cách học hiệu quả của người xưa và cách học không hiệu quả, không đọng lại gì.

C. Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.

D. Cả B và C.

Câu 5: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, cho kĩ” là gì?

A. Đọc sách cần quan trọng đến cách chúng ta áp dụng lí thuyết từ sách này sang sách khác.

B. Nghiền ngẫm, đọc kĩ sẽ phát trển tư duy, hình thành phẩm chất.

C. Đọc sách phải nhìn thấy những chỗ có thể khiến cho ta ra vàng ra bạc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, cho kĩ” là gì?

A. Lời răn của người xưa trong việc đọc sách

B. Cách đọc sách qua loa để trang trí bộ mặt của bản thân.

C. Các nhà tư tưởng, triết học lỗi lạc, những người không đọc nhiều sách mà người đời vẫn khâm phục là giỏi

D. Cả A và B.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Theo tác giả, sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là gì?

A. Một vật dụng thông thường

B. Một thứ tích luỹ

C. Một thứ có thể chứa kiến thức

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Theo tác giả, đâu là một bất cập do sách tạo ra hiện nay?

A. Sách có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.

B. Sách tàn phá cuộc sống con người.

C. Sách thay đổi cách con người sống và học tập.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tác giả chỉ trích như thế nào đối với những học giả trẻ khoe khoang đã từng đọc hàng vạn cuốn sách?

A. Có đọc mà không biết suy nghĩ.

B. Đọc kiểu đó chỉ tạo ra một biển kiến thức mênh mông nhưng thực tế lại chẳng có gì.

C. Đọc thì rất nhiều nhưng đọng lại chẳng được bao nhiêu, có thể gây ra những vấn đề tiêu cực.

D. Cả A và B.

Câu 4: Tác giả cho rằng khi tiếp cận đến một lĩnh vực học vấn thì cần đọc những gì?

A. Những cuốn sách nâng cao

B. Tất cả những cuốn sách về lĩnh vực đó

C. Vừa nghiên cứu kết hợp với đọc sách.

D. Những cuốn sách cơ bản, thiết thực

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Để tích luỹ tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không?

A. Không cần lưu ý vì ta chỉ nên tập trung đọc để lấy được cái tinh tuý của một cuốn sách, không nên quan trọng số lượng.

B. Không cần lưu ý vì chất lượng đọc mới là cái cần lưu tâm.

C. Có cần lưu ý vì như thế thì ta mới có thể tích luỹ được những tri thức cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống.

D. Tuỳ từng mục tiêu đọc mà ta xem xét.

Câu 2: Liên hệ thực tế. Bên cạnh đọc sâu, đọc kĩ, người đọc cần trang bị những gì?

A. Kĩ năng đọc nhanh, đọc lướt, xác định mục tiêu đọc, có cách đọc phù hợp.

B. Kĩ năng kết hợp lí thuyết và thực tiễn.

C. Kĩ năng dùng tri thức trong sách mà ta học được để kiếm tiền.

D. Không cần kĩ năng gì nữa.

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Bàn về đọc sách

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay