Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 8 Văn bản 1: trò chơi cướp cờ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: nét đẹp văn hoá việt Văn bản 1: trò chơi cướp cờ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 8: NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT

VĂN BẢN 1: TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tác giả của văn bản “Trò chơi cướp cờ” là ai?

A. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

B. Nguyễn Quang Thiềm

C. Nguyễn Tường Tam

D. Giang Nam

Câu 2: Đâu là một mục đích của trò chơi cướp cờ mà tác giả đề cập đến?

A. Góp phần rèn luyện tư duy thần thánh, ứng dụng trong thi đấu thể thao.

B. Tạo không khí vui vẻ, thi đua, tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi.

C. Góp phần làm nên lịch sử cá nhân, trường lớp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Số lượng người chơi trong trò chơi cướp cờ là bao nhiêu?

A. Không hạn chế

B. 5 người trở lên

C. 2 người một đội.

D. Không có quy định

Câu 4: Nên chọn địa điểm như thế nào để chơi cướp cờ?

A. Gồ ghề, nhiều đá sỏi

B. Gần sông suối, ao hồ

C. Rộng rãi, bằng phẳng

D. Tác giả không nói đến.

Câu 5: Vạch mốc xuất phát cần phải được kẻ tại đâu?

A. Mỗi đầu sân chơi

B. Một đội nào đó, đội đó sẽ được coi là chủ cờ

C. Chỗ cắm cờ

D. Không có vạch mốc xuất phát

Câu 6: Bảng tỉ số được đặt ở đâu?

A. Bên cạnh sân đấu chính

B. Ở giữa sân đấu

C. Treo ở trên cao

D. Tác giả không nói đến.

Câu 7: Ai là người điều khiển trận đấu?

A. Trọng tài

B. Một ai đó

C. Người làm chủ cờ

D. Thầy, cô giáo

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đặc điểm nào về loại từ góp phần thực hiện mục đích của văn bản này?

A. Câu sử dụng nhiều danh từ.

B. Câu sử dụng nhiều trợ từ.

C. Câu sử dụng nhiều động từ.

D. Câu sử dụng nhiều từ ngữ để chỉ luật lệ trò chơi

Câu 2: Đặc điểm nào về đề mục góp phần thực hiện mục đích của văn bản này?

A. Sử dụng đề mục để tạo điểm nhấn cho văn bản như: a. Mục đích, b. Chuẩn bị, c. Hướng dẫn cách chơi.

B. Sử dụng đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản như: a. Mục đích, b. Chuẩn bị, c. Hướng dẫn cách chơi.

C. Các từ ngữ ở đề mục đều có tính chất luật lệ.

D. Cả B và C.

Câu 3: Đặc điểm nào về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thực hiện mục đích của văn bản này?

A. Sử dụng các số liệu.

B. Sử dụng các cấu trúc câu mang tính hướng dẫn.

C. Cấu trúc văn bản không theo cách thông thường.

D. Sử dụng hình ảnh minh hoạ cách chơi

Câu 4: Thông tin trong văn bản được triển khai theo cách nào?

A. Theo trật tự thời gian.

B. Theo bố cục không gian.

C. Theo đối tượng mà văn bản hướng tới.

D. Cả A và B.

Câu 5: Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

A. Làm cho văn bản thêm đặc sắc, tránh nhàm chán chỉ toàn chữ.

B. Tạo nên hài hoà giữa phần chữ và phần hình.

C. Làm cho thông tin được rõ ràng, giúp người đọc dễ nhận biết cách chơi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu là ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ?

A. Người chơi được tham gia vận động trong một không gian mở

B. Người chơi được tương tác, kết nối, phối hợp cùng các bạn chơi khác, cảm nhận được tình đồng đội, sự đoàn kết khi chơi

C. Người chơi được luyện tập một số kĩ năng như: lắng nghe, quan sát, nhanh nhẹn, khéo léo,…

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào nói đúng về luật chơi của trò chơi cướp cờ?

A. Người chơi chỉ được lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình.

B. Chỉ được đập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ.

C. Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi nữa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

A. Mỗi khi đánh bại được một đội, ta sẽ được một điểm. Ngoài ra ta có thể cướp điểm số từ đội khác nếu chơi trên cơ họ.

B. Chạy lên lấy được cờ tự giữa sân sau tiếng hô của trọng tài và chạy về đến vạch đội mình với cây cờ trên tay mà không bị bạn chơi ngăn cản hoặc đập (vỗ) nhẹ lên người.

C. Ta phải đưa được cờ về vị trí chỉ định trong thời gian nhanh nhất.

D. Xử ép trọng tài để lấy lợi thế.

Câu 3: Mục đích của văn bản này là gì?

A. Giới thiệu về cách thức thực hiện trò chơi cướp cờ.

B. Nói về những thứ cần chuẩn bị để thực hiện trò chơi cướp cờ.

C. Nói về những lưu ý và những lời khuyên để có thể giành được điểm cao nhất khi chơi cướp cờ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đặc điểm nào về cấu trúc góp phần thực hiện mục đích của văn bản này?

A. Gồm 3 phần: giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi, trình bày cách chơi.

B. Gồm 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.

C. Cấu trúc song song, kết hợp giữa lí thuyết và ví dụ minh hoạ.

D. Cấu trúc phân tầng: trình bày từ cái bao quát đến cái chi tiết.

Câu 5: Đặc điểm nào về từ ngữ góp phần thực hiện mục đích của văn bản này?

A. Sử dụng các từ ngữ chỉ nhân vật như: trọng tài, người chơi,…

B. Sử dụng các từ ngữ bổ trợ như: mỗi, cùng, lên,…

C. Sử dụng những từ ngữ chỉ thời gian như: đầu tiên, tiếp theo,…

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao ta xác định được cách triển khai của văn bản này?

A. Vì tác giả đã khéo léo trong việc sắp xếp bố cục theo một trình tự đặc biệt giúp người đọc hiểu rõ hơn về trò chơi cướp cờ.

B. Vì sự rõ ràng về mặt từ ngữ, các từ ngữ đều rõ nghĩa, sử dụng nghĩa thực chứ không dùng nghĩa hình ảnh.

C. Vì một văn bản đương nhiên phải có một cách triển khai nào đó.

D. Vì tác giả đã mô tả rõ những việc cần chuẩn bị trước khi chơi, trình tự các bước chơi được mô tả bằng những từ ngữ như: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, tiếp tục,…

Câu 2: Cách triển khai thông tin có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

A. Giúp người đọc học tập được một cách trình bày văn bản đặc biệt.

B. Giúp người đọc hình dung được các bước cần thực hiện của trò chơi.

C. Giúp cho văn bản thêm hấp dẫn.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 1. Trò chơi cướp cờ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay