Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 12: bài tập làm văn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: bài tập làm văn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 6

BÀI 12: BÀI TẬP LÀM VĂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là một công việc nhà mà em có thể làm để giúp đỡ bố mẹ?

A. Chơi trò chơi

B. Đi đánh bi-a

C. Quét dọn nhà cửa

D. Đi tắm

Câu 2: Bài đọc “Bài tập làm văn” là của tác giả nào?

A. Pi-vô-va-rô-va

B. Vích-to Huy-gô

C. William Shakespeare

D. Trần Quốc Hoàn

Câu 3: Đề văn mà cô giáo đã giao cho lớp của Cô-li-a là gì?

A. Em đã làm gì để giúp đỡ anh, chị

B. Em đã làm gì để hoàn thành bài tập về nhà

C. Tại sao em nên giúp đỡ mẹ làm việc nhà?

D. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

Câu 4: Tình trạng của Cô-li-a khi nhận được đề của cô giáo là gì?

A. Thấy đề khá dễ, Cô-li-a đã làm bài ngay lập tức

B. Loay hoay mất một lúc rồi mới cầm bút và bắt đầu viết

C. Cô-li-a hỏi cô về một số chỗ chưa hiểu trong đề bài.

D. Quay cóp bài của các bạn bên cạnh

Câu 5: Câu nào sau đây là đúng về Cô-li-a khi mới viết được một chút ít trong bài làm văn?

A. Bí, không làm được nữa.

B. Nghỉ một chút vì mỏi tay rồi lại tiếp tục.

C. Nộp luôn bài cho cô giáo.

D. Vẫn làm bài bình thường trong khi các bạn khác đều bí.

Câu 6: Cô-li-a thấy gì khi nhìn sang Liu-xi-a?

A. Thấy bạn ấy cũng bế tắc như tôi.

B. Thấy bạn ấy nộp bài nhanh nhất lớp.

C. Thấy bạn ấy vẫn đang viết lia lịa.

D. Thấy bạn ấy cặm cụi quay cóp bài của các bạn xung quanh.

Câu 7: Khi thấy các bạn khác vẫn viết và viết được nhiều, Cô-li-a đã làm gì?

A. Chơi lớn, nộp bài luôn trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.

B. Bịa ra những điều không đúng với thực tế để bài văn của mình dài hơn.

C. Quay sang chép bài bạn bên cạnh để bài văn của mình dài hơn.

D. Tiếp tục suy nghĩ.

Câu 8: Những từ ngữ về nhà trường nào sau đây dùng để chỉ địa điểm?

A. Căn-tin, sân trường, đường phố

B. Phòng học, phòng ban giám hiệu, thư viện

C. Nhà gửi xe, hành lang, ban chỉ huy quân sự

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào dưới đây là một câu hỏi?

A. Cậu làm xong bài rồi à?

B. Cậu ấy vẫn chưa làm xong bài.

C. Cậu ấy nhanh thật đấy!

D. Quan niệm về trường học cần phải thay đổi.

Câu 10: Đọc “Đơn xin vào Đội” (tr.58), bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn để làm gì?

A. Rút khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường.

B. Xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường.

C. Xin cho một bạn khác vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường.

D. Yêu cầu loại bỏ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường vì thấy tổ chức làm ăn không đúng quy định.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Qua đoạn đầu của bài đọc, em thấy Cô-li-a đã làm được gì để giúp đỡ mẹ?

A. Quét nhà

B. Rửa bát đĩa

C. Giặt khăn mùi soa

D. Tất cả các đán án trên.

Câu 2: Tại sao Cô-li-a chỉ viết được một vài câu trong bài làm văn?

A. Vì khi ở nhà, mẹ thường làm mọi việc.

B. Vì thỉnh thoảng, nếu mẹ có định bảo giúp việc này việc kia, mẹ cũng sẽ thôi khi thấy Cô-li-a đang học.

C. Vì Cô-li-a không biết cách chém gió để bài văn dài thêm.

D. Cả A và B.

Câu 3: Việc nhìn sang Liu-xi-a đã khiến Cô-li-a bỗng nhớ ra điều gì?

A. Có lần Cô-li-a cũng bị phạt như Liu-xi-a.

B. Có lần Cô-li-a giặt bít tất của mình.

C. Một khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Những câu nào trong bài đọc là những câu tự hỏi trong đầu của Cô-li-a?

A. Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này?

B. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế?

C. Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả?

D. Cả A và B.

Câu 5: Những từ ngữ như “bàn, ghế, bút, sách, phấn, cờ” được dùng để chỉ gì mà có liên quan tới nhà trường?

A. Hoạt động

B. Hiệu phó

C. Đồ vật

D. Học sinh

Câu 6: Đâu không phải là một hành động của học sinh ở trường?

A. Viết

B. Tẩy

C. Trả lời câu hỏi

D. Điều tra dân số

Câu 7: Đọc “Đơn xin vào Đội” (tr.58), tại sao người làm đơn muốn trở thành thành viên của Đội?

A. Vì muốn kiếm điểm rèn luyện để nâng cao thành tích trong lớp.

B. Vì muốn có thêm kinh nghiệm để sau này làm CV xin việc còn có thể viết được nhiều thứ.

C. Vì thấy Đội là tổ chức tốt nhất để có thể rèn luyện trở thành người có ích cho đất nước.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Công việc mà mẹ đã giao cho Cô-li-a mấy ngày sau đó có đặc điểm gì và Cô-li-a đã đáp lại như thế nào?

A. Giống như những phẫn mà Cô-li-a đã bịa ra trong bài làm văn. Cậu ngạc nhiên nhưng rồi vui vẻ nhận lời.

B. Khác hoàn toàn với những gì mà Cô-li-a đã làm trong bài làm văn. Cậu ngạc nhiên nhưng rồi vẫn phải làm vì không làm thì mẹ cho nhịn cơm.

C. Rất nặng nhọc vì phải sửa nhà nhưng với mong muốn giúp đỡ mẹ để có thể viết văn tốt hơn, Cô-li-a đã vui vẻ nhận lời.

D. Tất cả các đáp trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng / không được đến cập đến trong bài đọc?

A. Cô giáo đã bí mật liên lạc với mẹ Cô-li-a để cho mẹ Cô-li-a biết cách xử lí Cô-li-a một cách thông minh nhất.

B. Cô-li-a đã gặp khó với yêu cầu của đề văn mà cô giáo ra.

C. Cô-li-a là người có tinh thần trách nhiệm.

D. Trong giờ làm văn, cả lớp làm bài hăng say còn Cô-li-a thì làm được rất ít.

Câu 3: Để tìm những câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về nhà trường, ta có thể làm như thế nào?

A. Đến thư viện.

B. Lên mạng Internet.

C. Tìm ở báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những từ ngữ về nhà trường nào sau đây dùng để chỉ người?

A. Học sinh, thầy cô, hiệu trưởng

B. Bác bảo vệ, bác lao công, bác sĩ

C. Công nhân, y tá, kĩ sư

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc bài “Hộp bút của Na” (tr.57) , câu nào sau đây là đúng?

A. Na đã gắn bó, yêu thương những đồ dùng học tập của mình.

B. Về lí thuyết, bút chì là đồ vật quan trọng nhất.

C. Thấy các đồ dùng học tập bàn tán hơn kém, Na đập bàn để răn đe chúng.

D. Các đồ dùng học tập đều sợ Na một ngày nào đó sẽ vứt mình ra sọt rác.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Điểm chính yếu nhất của bài đọc này mà em phải rút ra được là gì?

A. Chúng ta không nên bịa ra, nói dối bất cứ điều gì vì điều đó sẽ khiến chúng ta bị hố sau này.

B. Cách mẹ Cô-li-a giao công việc cho cậu ấy rất đặc biệt, giúp cho Cô-li-a thay đổi.

C. Chính một bài làm văn có tính thực tế như vậy đã khiến cho Cô-li-a hiểu thêm về mình và từ đó thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay