Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 5: nhật kí tập bơi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: nhật kí tập bơi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 3

BÀI 5: NHẬT KÍ TẬP BƠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Nhật kí tập bơi” là ai?

A. Xuân Dương

B. Hoàng Chí Bảo

C. Nguyễn Ngọc Mai Chi

D. Nguyễn Thái Bảo.

Câu 2: Lúc đầu khi đến bể bơi, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?

A. Rất hồi hộp vì không biết bơi sẽ có cảm giác như thế nào, có thể bị đuối nước không.

B. Rất phấn khích vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.

C. Rất thích thú vì sắp được nô đùa dưới nước, làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng mùa hè.

D. Rất sợ hãi vì đã từng bị đuối nước.

Câu 3: Ở ngày đầu tiên, bạn nhỏ được cô giáo dạy gì?

A. Kĩ thuật bơi bướm

B. Khởi động trước khi bơi

C. Các quy tắc an toàn bơi

D. Tập thở

Câu 4: Lúc sắp ra về trong ngày đầu tiên, bạn nhỏ đã đạt được kết quả gì và cậu ta cảm thấy ra sao?

A. Bạn nhỏ không thở được, dù chỉ chút ít nên cảm thấy tuyệt vọng.

B. Bạn nhỏ đã có thể thở được chút ít nên cảm thấy khá vui.

C. Bạn nhỏ vẫn chưa thở dưới nước được nên cảm thấy hơi buồn.

D. Bạn nhỏ đã có thể thở tốt và đúng kĩ thuật nên cảm thấy sảng khoái vô cùng.

Câu 5: Ở lần thứ hai đi tập bơi, bạn nhỏ đã có gì thay đổi?

A. Bạn nhỏ đã bơi rất tốt mà không cần cô giáo ở bên.

B. Bạn nhỏ đã có cảm giác thích đi bơi, đã quen thở dưới nước mà không bị sặc nữa.

C. Bạn nhỏ chỉ cải thiện được một chút khả năng thở nhưng cậu đã vui hơn.

D. Không có gì thay đổi bởi một hai ngày chưa có ý nghĩa gì.

Câu 6: Khi đạp chân trong bơi ếch, bạn nhỏ cảm thấy mình giống gì?

A. Một động viên bơi lội chuyên nghiệp

B. Một con ếch

C. Michael Phelps

D. Một con thuyền

Câu 7: Đến lần bơi thứ ba, bạn nhỏ đã làm được những gì?

A. Bạn nhỏ đã biết bơi.

B. Bạn nhỏ đã bơi được chút ít mặc dù chưa thành thục lắm.

C. Bạn nhỏ đã bơi được đúng kĩ thuật nhưng còn làm chậm.

D. Bạn nhỏ mới chỉ bơi được theo kiểu di chuyển trên nước chứ chưa làm đúng kĩ thuật.

Câu 8: Đọc bài “Mặt trời nhỏ” (tr.29), mặt trời nhỏ ở đây là chỉ gì?

A. Quả nhãn

B. Quả vải

C. Mặt trời đồ chơi

D. Hoa hướng dương.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tên của hoạt/hành động nào sau đây không bắt đầu bằng “ng”?

A. Hãy Ngẩng Đầu Lên! Hãy Tự Tin! - EnterKnow

B. Ngủ Nhiều Có Tốt Không? - CircleDNA

C. Ngất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

D. Hiểu về trái tim - Nghi ngờ người khác chỉ làm ta thêm xấu xí - Hạt giống  tâm hồn

Câu 2: Phần ngày tháng ở đầu mỗi trang nhật kí có tác dụng gì?

A. Để sau này khi xem lại, ta có thể biết đó là ngày hôm nào.

B. Để trang trí

C. Để thoả mãn tiêu chuẩn của một cuốn nhật kí hay

D. Để làm cơ sở cho phân tích dữ liệu sau này

Câu 3: Ở lần đầu tập thở dưới nước, bạn nhỏ đã làm được gì?

A. Thở rất đúng kĩ thuật và sẵn sàng cho học những thứ cao hơn.

B. Làm được một chút, mặc dù thỉnh thoảng có bị sặc.

C. Vẫn chưa làm đúng được kĩ thuật.

D. Chưa làm được gì bởi bạn toàn bị sặc.

Câu 4: Trong ngày đầu khi bạn nhỏ sợ đến mức không dám xuống nước nữa, điều gì đã khiến bạn tiếp tục luyện tập?

A. Mẹ vỗ về, động viên và giúp bạn hiểu rằng đấy chỉ là do mình chưa quen.

B. Cô giáo bắt bạn nhỏ phải thở tốt dưới nước cho bằng được.

C. Mẹ bảo nếu không làm được thì tối nhịn cơm.

D. Cô giáo động viên bạn nhỏ bằng những câu chuyện truyền cảm hứng, từ đó bạn nhỏ có nghị lực để tiếp tục.

Câu 5: Ý nào sau đây nói không nói đúng về sự khác biệt giữa tình trạng ngày thứ nhất và hai đi tập bơi của bạn nhỏ?

A. Ngày thứ nhất chỉ tập thở nhưng ngày thứ hai đã được dạy thêm động tác bơi ếch.

B. Ngày thứ nhất khi xuống nước bạn nhỏ cảm thấy buồn và sợ nhưng ngày thứ hai đã cảm thấy thích hơn.

C. Ngày thứ nhất được mẹ an ủi còn ngày thứ hai thì không cần mẹ phải động viên nữa.

D. Ngày thứ nhất bạn chưa biết bơi nhưng ngày thứ hai bạn đã bơi rất tốt.

Câu 6: Qua bài đọc, ta có thể rút ra ý nghĩa gì?

A. Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản, mà nản thì lại chán.

B. Học bơi chỉ cần ba ngày là đủ.

C. Viết nhật kí hay có tác động lớn đến việc tập bơi vì vậy cần phải học tốt môn văn và tiếng việt.

D. Giống như lời khuyên từ câu tục ngữ “Vạn sự khởi đầu nan”.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “ng”?

A. KỸ THUẬT] - Kỹ thuật nuôi ngan 1 - 12 tuần tuổi - ANOVA FEED - Nhà cung cấp  thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam

B. Ăn nghệ có tác dụng gì?

C.

D.

Câu 2: “(1)…ề gì cũng có cái khó cái dễ của nó, cái quan trọng là phải tìm được (2)…ười thích hợp.

Điền chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.

A. ng, ngh

B. ngh, ng

C. ng, ng

D. ngh, ngh

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ “Mặt trời nhỏ” (tr.29)?

A. Cây vải sai trĩu quả

B. Những quả vải đang lúc chín, đỏ rực cả lên

C. Tác giả đã dùng những từ thường chỉ dùng cho con người để mô tả đặc điểm và các hoạt động của những quả vải, điều này gợi ra cho người đọc một không gian sống động, tươi vui và có hồn.

D. Mặt trời thực sự lúc đầu muốn chiếu những tia nắng chói chang để làm lu mờ các mặt trời nhỏ.

Câu 4: Chú ý câu “Kể cũng lạ, hôm trước mình giống ếch, hôm nay mình lại giống cá.” Ta có thể biết được điều gì qua câu này?

A. Bạn nhỏ cảm thấy sự thay đổi lạ lùng của bản thân.

B. Hôm trước bạn nhỏ giống ếch, hôm nay lại giống cá.

C. Bạn nhỏ lúc này không chỉ biết bơi ếch mà còn biết bơi một kiểu bơi khác.

D. Bạn nhỏ có tiềm năng trở thành vận động viên chuyên nghiệp.

Câu 5: Chú ý vào đoạn văn cuối (lần tập bơi thứ 3), ta có thể thấy sao về cách sử dụng từ ngữ, văn phong?

A. Tác giả đã dùng những từ ngữ trang trọng và diễn đạt như một diễn giả trước công chúng.

B. Tác giả đã dùng những từ ngữ hồn nhiên, vô tư và không bận tâm đến việc đặt câu sao cho chuẩn ngữ pháp.

C. Tác giả đã dùng những từ ngữ và diễn đạt theo kiểu trẻ con bày tỏ ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Một học sinh có viết nhật kí cho một ngày của bạn đó như thế này:

“Ngày 28/10/2022,

Hôm nay tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng, rồi đánh răng rửa mặt, ăn cơm rồi đi học như mọi ngày. Tôi cảm thấy yêu đời lắm.”

Nhận xét nào sau đây không đúng về trang nhật kí này?

A. Đã có đề ngày tháng và nội dung.

B. Bạn học sinh đã đề cập được những hoạt động quan yếu trong ngày của mình. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, có đầy đủ các phần.

C. Bạn học sinh mới chỉ nói được một chút hoạt động trong ngày của mình từ lúc thứ dậy đến lúc đi học, còn rất nhiều khoảng thời gian khác trong ngày nữa mà bạn không nói đến.

D. Thực sự những thông tin trong phần nội dung cũng không cần thiết lắm vì đó là những hoạt động thường nhật. Bạn hoc sinh cần phải kể được những việc làm, trải nghiệm mới mẻ, những kiến thức mới học được,…

Câu 2: Khi mô tả bạn nhỏ bơi, tác giả có so sánh với các con vật ở dưới nước, em có nhận xét gì về điều này?

A. Những con vật này đều bơi ở dưới nước và có những điểm giống nhau với việc bơi của bạn nhỏ. Sự so sánh như vậy sẽ làm cho câu chuyện thú vị hơn, người đọc dễ hình dung hơn.

B. So sánh người với động vật như vậy là không hợp lí chút nào. Điều đó hạ thấp danh dự và nhân phẩm của bạn nhỏ.

C. So sánh như vậy mang màu sắc chủ quan và vì thế cẩn phải kiểm chứng trước khi đưa vào văn bản. Tuy vậy, việc so sánh ở trong bài vẫn ổn.

D. So sánh như vậy có thể khiến học sinh bắt chước theo, như thế là một điều không tốt chút nào.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay