Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 13: bàn tay cô giáo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: bàn tay cô giáo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
TUẦN 7
BÀI 13: BÀN TAY CÔ GIÁO
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bàn tay cô giáo” là ai?
A. Nguyễn Trọng Hoàn
B. Trần Đăng Khoa
C. Phạm Hổ
D. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 2: Tờ giấy đầu tiên cô dùng để gấp đồ có màu gì?
A. Trắng
B. Đỏ
C. Xanh
D. Nhiệm.
Câu 3: Cô đã dùng tờ giấy trắng để gấp thành gì?
A. Một chiếc máy bay to đùng.
B. Một chiếc ô tô cầu kì
C. Một chiếc thuyền vững chắc.
D. Một chiếc thuyền xinh xắn.
Câu 4: Cô đã dùng tờ giấy màu đỏ để làm thành cái gì?
A. Một cái khăn quàng
B. Một lá cờ tổ quốc
C. Một ông mặt trời toả nhiều tia nắng
D. Một vườn hoa hồng rực rỡ sắc đỏ.
Câu 5: Tờ giấy màu xanh được cô cắt thành gì?
A. Mặt biển
B. Sóng
C. Bầu trời
D. Cả A và B.
Câu 6: Đâu là bức tranh hiện ra trước mắt học sinh của cô?
A. Biển đục ngầu do rác thải từ tàu thuyền đổ ra
B. Biển trắng ngần, màu trời xanh biếc, ông mặt trời vàng óng, sóng vỗ tanh tách.
C. Biển màu xanh biếc trong ánh bình minh, những con sóng vỗ rì rào.
D. Con thuyền trắng đi trong bão tố, màu đỏ của máu lan ra trên biển xanh biếc.
Câu 7: Tên của sự vật nào sau đây có chứa vần “ăn”?
A.
B.
C.
D.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Câu thơ nào sau đây thể hiện tốc độ mà cô gấp đồ?
A. Một tờ giấy trắng
B. Cô gấp cong cong
C. Thoắt cái đã xong
D. Chiếc thuyền xinh quá!
Câu 2: Khổ thơ thứ hai có thể viết thành văn xuôi như thế nào?
A. Một tờ giấy đỏ, qua kĩ thuật mềm mại của cô, đã thu phục được mặt trời ở trên cao.
B. Một tờ giấy đỏ, qua bàn tay mềm mại của cô, đã trở thành một ông mặt trời với nhiều tia nắng toả.
C. Cô dùng một tờ giấy đỏ đề làm thành một ông mặt trời với đường nét mềm mại.
D. Tất cả các đáp án trên đều được chấp nhận.
Câu 3: Hình ảnh mà cô làm ra từ tờ màu xanh được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Mặt nước dập dềnh, sóng lượn quanh mạn thuyền
B. Mặt nước nổi gió, sóng đánh chìm thuyền
C. Biển xanh biếc, sóng lăn tăn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu thơ “Như phép màu nhiệm” nói lên điều gì về bức tranh của cô?
A. Có ma thuật
B. Rất đẹp, có hồn, sống động.
C. Có màu nhuộm đặc biệt.
D. Có phép biến hoá màu nhiệm
Câu 5: Hai câu thơ sau nói lên điều gì?
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô
A. Bàn tay cô có ma thuật khiến cô có thể biến hoá ra những thứ lạ lùng.
B. Bàn tay cô làm ra toàn thứ lạ lẫm đối với học sinh
C. Điều lạ được phát triển từ tay cô
D. Cô làm ra được rất nhiều thứ, điều hay ho, thú vị, mới mẻ
Câu 6: Giả sử em phải kể về một giờ học, em sẽ đưa vào những phần nào sau đây?
A. Đó là giờ học của môn nào?
B. Trong giờ học, em được tham gia vào những hoạt động nào?
C. Cảm nhận của em về giờ học đó.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Tên của sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “l”?
A.
B.
C.
D.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Qua bài thơ, cô giáo hiện lên là người thế nào?
A. Khéo tay, mang đến cho học sinh những điều thú vị, mới lạ
B. Phiền toái, rảnh rỗi, làm những việc không đâu
C. Chịu ảnh hưởng của trường phái “Thủ công đẹp”.
D. Yêu thích học sinh.
Câu 2: Đâu là những từ láy được sử dụng trong bài thơ để thể hiện đặc điểm?
A. Mềm mại, dập dềnh, rì rào
B. Cong cong, mềm mại, xinh quá
C. Sóng lượn, mầu nhiệm, biển biếc
D. Giấy trắng, giấy đỏ, giấy xanh
Câu 3: Ngôn ngữ trong bài thơ có đặc điểm gì?
A. Có tính bác học.
B. Có tính trừu tượng.
C. Có tính hình tượng cao để phản ánh những vấn đề nhức nhối trong xã hội.
D. Đơn giản, gần gũi với học sinh.
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
“Thành phố trở (1)ên giàu có, hiện đại hơn rất nhiều nhờ một kế hoạch phát triển đã được (2)ên từ trước đó nhiều (3)ăm nhưng không được chú ý tới.”
Thay thế các số bằng chữ cái đúng.
A. l, n, l
B. n, l, n
C. l, l, l
D. n, n, n
Câu 5: Đọc bài “Nghe thầy đọc thơ” (tr.61), câu nào sau đây không đúng?
A. Thơ thầy đọc gợi cho tác giả hình ảnh màu nắng đỏ, cây quanh nhà xanh tốt.
B. Hình ảnh mái chèo sông xa gợi cho tác giả về tiếng của bà năm xưa trong nỗi nhớ bâng khuâng.
C. Trăng được nhân hoá, báo hiệu cơn mưa đến.
D. Những lời thơ của thầy khiến tác giả muốn ra chiến trường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ngay lập tức.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Đâu là cách triển khai chung trong ba khổ thơ đầu?
A. Theo trình tự thông dụng trong thơ bốn chữ.
B. Màu sắc tờ giấy, cách biến hoá ma thuật, thứ kì lạ xuất hiện.
C. Tờ giấy cô cần dùng, cách thức để làm ra sản phẩm hoặc đặc điểm về việc làm của cô, sản phẩm hoàn thành.
D. Sản phẩm hoàn thành, cách thức để làm ra sản phẩm, tờ giấy cần thiết.
Câu 2: Câu nào đã được tác giả thay đổi đi đôi chút để tránh sự lặp lại trong bài thơ?
A. Một tờ giấy đỏ
B. Thêm tờ xanh nữa.
C. Quanh thuyền sóng lượn
D. Từ bàn tay cô.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 13: Bàn tay cô giáo