Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 3: cánh rừng trong nắng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: cánh rừng trong nắng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 3: cánh rừng trong nắng
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 3: cánh rừng trong nắng
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 3: cánh rừng trong nắng
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 3: cánh rừng trong nắng

TUẦN 2

BÀI 3: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tác giả của bài “Cánh rừng trong nắng” là?

A. Xuân Dương

B. Hữu Thỉnh

C. Vũ Hùng

D. Thanh Hiên

Câu 2: Làng của nhân vật chính ở đâu và nơi đó có gì?

A. Ở lưng Trường Sơn, giữa vùng núi non trùng điệp.

B. Ở lưng Trường Sơn, giữa vùng núi non trùng điệp và có mùa mưa quanh năm.

C. Ở nơi rừng thiêng nước độc, nơi rừng núi còn nguyên vẹn không bị chặt phá.

D. Ở nơi rừng núi hùng vĩ, có nhiều cây và loài động vật.

Câu 3: Thời tiết của buổi hôm đó như thế nào và ông đã đưa cho mỗi đứa cái gì?

A. Trời nắng và ông đưa cho tàu lá cọ làm ô che nắng.

B. Trời mưa và ông đưa cho tàu lá chuối làm ô che mưa.

C. Trời âm u và ông không đưa cho cái ô để đề phòng có mưa.

D. Trời gió lộng nên không cần mang theo thứ gì cả.

Câu 4: Ngay khi vào rừng, mọi người đã nhìn thấy cảnh vật trông thế nào?

A. Hổ, báo, cáo, chồn chạy nhảy nhắp nơi như trong phim hoạt hình.

B. Cây rừng khô cong do chịu ảnh hưởng của mùa khô.

C. Cây cối mọc um tùm không còn cả lối đi.

D. Cây ra thêm chồi và cỏ mọc xanh um ở khắp mọi nơi.

Câu 5: Từ ngữ nào được tác giả dùng để mô tả hành động nhảy của những con sóc?

A. Nhịp nhàng

B. Đẹp mắt

C. Điên cuồng

D. Thoăn thoắt

Câu 6: Những con sóc khi thấy người tới thì có hành động gì?

A. Chạy tán loạn

B. Dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.

C. Lao tới cắn xé

D. Mỗi con làm một hành động khác nhau.

Câu 7: Trên đường về, ông kể cho các bạn nhỏ về những gì?

A. Những cuộc săn lùng trong rừng đầy li kì và hồi hội của ông lúc còn trai trẻ.

B. Những cánh rừng thuở xưa.

C. Giông bão đã tàn phá cánh rừng như thế nào.

D. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng xấu đến rừng cây.

Câu 8: Những câu nào sau đây chỉ những cảnh sắc hiện ra trước mắt các bạn nhỏ sau khi được ông kể chuyện cho nghe?

A. Bầy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao

B. Đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối

C. Những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Sự vật nào dưới đây có tên bắt đầu bằng “gh”?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 2: Không thể (1)…i bàn ở Europa League có lẽ là điều mà Messi hối tiếc nhất trong sự nghiệp dù anh đã rất cố (2)…ắng.

Hãy điền chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.

A. gh, g

B. g, gh

C. g, g

D. gh, ghk

Câu 3: Thời điểm diễn ra câu chuyện ra là khi nào?

A. Thời điểm hiện tại

B. Một ngày trong quá khứ

C. Một ngày ở tương lai

D. Hôm qua

Câu 4: Khi được ông cho đi thăm rừng, nhân vật chính và mấy đứa bạn cảm thấy như thế nào?

A. Run sợ vì vào rừng có thể bị rắn cắn, hổ ăn thịt.

B. Vui mừng vì sắp được săn bắn thú rừng.

C. Hơi buồn một chút vì không được đi cùng ba mẹ, anh chị.

D. Vui mừng.

Câu 5: Đi trong rừng, mọi người nghe thấy gì?

A. Tiếng bắn súng của những tay săn quái rừng.

B. Tiếng sư tử hống, tiếng mèo rừng kêu như em bé khóc.

C. Tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo.

D. Không nghe thấy gì cả, rừng núi chìm trong yên lặng vô hồn.

Câu 6: Tác giả đã dùng những tính từ nào để mô tả cây cối trong rừng?

A. Cao tít, thẳng tắp, tròn xoe

B. Thấp tịt, cong tớn, vuông vức

C. Long lanh, quyến rũ, hấp dẫn

D. Xanh biếc, sạch đẹp, thanh thoát

Câu 7: Mọi người ra về vào thời điểm nào?

A. Buổi trưa

B. Buổi tối

C. Buổi chiều tà

D. Khi nắng còn đọng hơi sương

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: So sánh rừng cây do ông kể với rừng cây trong thực tế các bạn nhỏ đi thăm, ta có thể thấy điều gì?

A. Cả rừng cây do ông kể và rừng cây trong thực tế đều khác thường, đẹp đến nỗi dường như chỉ có trong truyện thần tiên.

B. Rừng cây do ông kể có cảnh sắc tuyệt diệu, nhiều muông thú, cỏ cây hơn hẳn rừng cây trong thực tế.

C. Rừng cây do ông kể chỉ là câu chuyện linh tinh ở đâu đó chứ không chân thật như rừng cây trong thực tế.

D. Rất khó để so sánh vì bài chưa đề cập được nhiều chi tiết.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về bài đọc/các tình tiết trong đó?

A. Cả lúc đi và lúc về, các bạn nhỏ đều vui mừng khôn xiết.

B. Tác giả dùng nhiều những tính từ giàu hình ảnh để tả về cây cối, con vật.

C. Ý nghĩa của bài đọc có thể tóm gọn trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

D. Tác giả dùng những từ ngữ thường chỉ dùng cho con người để chỉ các hoạt động của con vật ở cánh rừng mà nhân vật ông kể.

Câu 3: Cho các ý dưới đây tóm tắt về câu chuyện “Sự tích loài hoa của mùa hạ”:

1. Cây xương rồng ao ước mình cũng có hoa để không bị chê là loài cây chỉ có gai.

2. Bà tiên cây thấy được việc làm tốt của xương rồng, liền hoá phép cho thân hình đầy gai nhọn của xương rồng mọc ra những bông hoa đẹp tuyệt vời.

3. Xương rồng đã truyền nước từ thân mình cho các cây hoa để có đủ sức chống chọi với nắng hạn.

4. Mùa hè đến, các cây hoa khô héo vì nắng nóng kéo dài, chỉ có xương rồng vẫn tươi tỉnh.

Dựa vào hình ảnh trong SGK tr.19 (nếu cần thiết), hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.

A. 1, 3, 2, 4

B. 4, 1, 2, 3

C. 3, 2, 4, 1

D. 1, 4, 3, 2

Câu 4: Câu văn “Đi trong rừng, nghe rất rõ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo.” mắc lỗi gì?

A. Không mắc lỗi gì cả.

B. Thiếu chủ ngữ cho hành động “nghe”.

C. Lỗi diễn đạt, nội dung không hô ứng ở hai vế.

D. Thừa dấu phẩy ở sau từ “rừng”.

Câu 5: Ta có nhận xét như thế nào về khung cảnh cánh rừng được các bạn nhỏ tưởng tượng ra?

A. Đẹp đẽ, huyên náo, đầy sắc màu như trong những câu chuyện cổ tích hay trong phim hoạt hình.

B. Mang màu sắc nhân văn giữa những con vật.

C. Kì diệu với những phép màu của rừng cây, cho thấy rằng đó là một nơi đáng sống.

D. Bầy vượn, đàn hươu được tác giả chú trọng hơn cả, cho thấy tác giả có tình yêu đối với động vật.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Những tính từ được dùng để mô tả cây cối có điểm gì đặc biệt và tác dụng của chúng trong bài đọc là gì?

A. Tác giả thay vì chỉ dùng mỗi yếu tố chính, thông dụng trong các tính từ đó “cao, thẳng, tròn” mà gắn chúng với các yếu tố phụ trợ “tít, tắp, xoe” nhằm tạo nên những tính từ có tính mô tả, biểu cảm cao hơn, giúp câu văn trở nên hay hơn.

B. Những tính từ này ít phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày tuy nhiên trong môi trường rừng núi, chúng lại là những từ ngữ thích hợp hơn cả, từ đó giúp bài văn mang khung cảnh thơ mộng đến gần hơn với độc giả.

C. Những tính từ “xanh biếc, sạch đẹp, thanh thoát” được tác giả lặp lại liên tục cho ta thấy rằng rừng núi ở nơi đây vô cùng đẹp mắt. Nhờ đó tác giả muốn truyền tải việc bảo vệ rừng khỏi chặt phá là rất cần thiết.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Để ý ở đoạn 1, tác giả có dùng cụm từ “đi thăm rừng”, em có thể nhận ra ngay khu rừng mà nhân vật “tôi” sắp tới là nơi như thế nào và em thấy như thế có thể khiến câu chuyện bớt hấp dẫn hay không?

A. Có thể nhận ra nơi đó là rừng thiêng nước độc, hiểm nguy trập trùng. Cách dùng từ của tác giả là hợp lí và khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

B. Không thể nhận ra nơi đó như thế nào được nên cách dùng từ của tác giả không ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của phần sau.

C. Có thể nhận ra nơi đó rất thú vị, có nhiều điều mới mẻ. Cách dùng từ của tác giả đã làm lộ ra phần nào nội dung, khiến cho câu chuyện bớt hấp dẫn đi đôi chút.

D. Cả A và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay