Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 14: cuộc họp của chữ viết

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: cuộc họp của chữ viết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 7

BÀI 14: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Cuộc họp của chữ viết” phỏng theo truyện của ai?

A. Trần Đăng Khoa

B. Victor Hugo

C. La Fontaine

D. Trần Ninh Hồ

Câu 2: Có sự kiện gì xảy ra khi vừa tan học?

A. Các chữ cái và dấu câu ngồi lại họp.

B. Các chữ cái đánh nhau với các dấu câu

C. Bác chữ A triệu tập cuộc họp khẩn cấp để tìm ra biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cuộc họp bàn về chuyện gì?

A. Tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa dấu câu và chữ cái.

B. Tìm cách giúp đỡ em Hoàng, người mà hoàn toàn không biết chấm câu.

C. Việc em Hoàng không còn muốn viết trên giấy nữa mà chỉ dùng điện thoại, máy tính.

D. Việc em Hoàng viết chữ quá xấu.

Câu 4: Bác chữ A giải thích câu đúng phải được viết như thế nào?

A. Cô giáo bước lên bục giảng. Tay cầm một cây thước kẻ dài và một viên phấn. Sau đó cô vẽ một đường thẳng.

B. Chú lính bước. Vào đầu chú đội. Chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên. Trán lấm tấm mồ hôi.

C. Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.

D. Bác A cũng không thể hiểu nổi.

Câu 5: Khi bác chữ A cho mọi người hiểu cái sai của Hoàng thì họ làm gì?

A. Ngơ ngách vì vẫn chưa hiểu.

B. Nức nở và nghẹn ngào.

C. Tuyệt vọng.

D. Cười rộ lên.

Câu 6: Theo dấu chấm thì lí do dẫn đến vấn đề là gì?

A. Là do Hoàng đã học trực tuyến những bài về dấu câu, khiến cậu không hiểu phải dùng dấu câu như nào cho đúng.

B. Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chẫm chỗ ấy.

C. Là do lúc đó dấu chấm đi vắng nên Hoàng không thể chấm câu được.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây là câu nêu hoạt động?

A. An và Hải là đôi bạn thân.

B. An và Hải có xích mích với nhau.

C. An đánh Hải chảy máu.

D. An và Hải là hai người nóng nảy.

Câu 8: Thông tin nào là đúng về câu kể?

A. Dùng để kể, tả, giới thiệu

B. Kết thúc bằng dấu chấm

C. Cả A và B.

D. Loại câu ít phổ biến nhất.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu là đoạn văn Hoàng đã viết?

A. Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.

B. Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.

C. Cô giáo bước lên bục. Giảng tay cầm một cây. Thước kẻ dài và một viên. Phấn sau đó cô vẽ một đường thẳng.

D. Cả A và C.

Câu 2: Khi nghe dấu chấm nói xong, các dấu câu khác đã làm gì?

A. Phản biện lại ý kiến của dấu chấm, cho rằng Hoàng chấm câu sai không phải vì lí do đó.

B. Than trách số phận nghiệt ngã.

C. Tất cả đều lắc đầu đồng tình rằng Hoàng rất ẩu.

D. Vẫn ngơ ngác, chưa hiểu ra vấn đề và muốn nhờ bác chữ L nói thêm.

Câu 3: Cuối cùng, bác chữ A đưa ra đề nghị là gì?

A. Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã.

B. Từ nay, tất cả chúng ta cần phải giám sát từng nhất cử nhất động của Hoàng.

C. Từ nay, chúng ta cần mở lớp dạy hoàng cách dùng các dấu câu cho đúng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Em có thể đưa cho Hoàng ý kiến nào sau đây để giúp bạn Hoàng viết đúng?

A. Mỗi lần cần viết gì thì Hoàng hãy chép lại bài của người học giỏi nhất trong lớp, thế là không bao giờ sai.

B. Nghe các diễn giả nổi tiếng nói về dấu câu.

C. Chơi trò chơi điện tử để tăng khả năng phân tích dấu câu.

D. Khuyên Hoàng nên làm bài tập về dấu câu và làm nhiều bài văn sau đó nhờ cô giáo xem đã đúng hay chưa.

Câu 5: Câu nào sau đây là câu giới thiệu?

A. Tôi là học sinh trường XYZ.

B. Tôi đi đánh bóng bàn vào mỗi tối.

C. Tôi có một làn da trắng ngần.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây là câu nêu đặc điểm?

A. Hộp bút của tôi màu vàng.

B. Hộp bút này là của tôi.

C. Tôi đập hộp bút xuống đất khiến nó vỡ tan tành.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?

A. Vì các dấu câu và chữ cái mù chữ.

B. Vì Hoàng sử dụng những từ ngữ có tính chuyên ngành khiến cho các dấu câu và chữ cái không đủ trình để hiểu nổi.

C. Vì Hoàng chấm câu không đúng vị trí, khiến cho câu trở nên vô nghĩa, khó hiểu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về bài đọc?

A. Hoàng không trực tiếp xuất hiện trong truyện.

B. Việc các nhân vật được nhân hoá lên để bàn luận là phi lí, không phù hợp đối với một truyện dành cho học sinh tiểu học.

C. Bài đọc nêu được ra một vấn đề hay gặp phải của học sinh một cách thú vị, hài hước.

D. Các dấu câu ở cuối truyện đều hiểu ra vấn đề.

Câu 3: Câu nào sau đây là câu hỏi?

A. Tao không biết mày là ai.

B. Có hai người đang đánh nhau.

C. Mày biết tao là ai không?

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

“Ôi, bầu trời sao hôm nay đẹp quá(1) Lan thốt lên khi vừa bước ra khỏi nhà và nhìn lên trời(2) Nhìn một hồi lâu, Lan tự hỏi(3) “Sao ở đâu ra mà nhiều thế nhỉ(4)”.

Hãy thay các số bằng các dấu câu phù hợp.

A.      .         !         ?        :

B.       !         .         :         ?

C.       !         !         :         .

D.      ?        .         !         ?

Câu 5: Nếu em phải viết một bài giới thiệu về bản thân mình, các câu văn trong bài của em sẽ chủ yếu là câu gì?

A. Câu cảm thán.

B. Câu hỏi

C. Câu tồn tại

D. Câu kể.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Liên hệ thực tế và những kiến thức em đã học. Điều gì sẽ xảy ra nếu không có dấu câu khi viết?

A. Không vấn đề gì cả vì khi nói không cần dấu câu thì khi viết cũng vậy.

B. Ảnh hưởng đôi chút nếu bỏ hết tất cả các dấu câu. Xét trên thực tiễn thì chỉ cần dấu chấm là đủ, các dấu khác có thể bỏ.

C. Các câu, các ý sẽ không được phân tách rõ ràng, khiến cho các câu, các đoạn văn sẽ trở nên khó hiểu, khó hình dung hoặc dẫn đến hiểu sai.

D. Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến hình thức đoạn văn, làm xoá nhoà đi tư tưởng về cái đẹp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay