Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: đi học vui sao. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 9: đi học vui sao

UẦN 5

BÀI 9: ĐI HỌC VUI SAO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài thơ “Đi học vui sao” do ai sáng tác?

A. Phạm Anh Xuân

B. Phạm Hổ

C. Phạm Tiến Duật

D. Khuyết danh

Câu 2: Thời tiết lúc đến trường như thế nào?

A. Trời mưa, gió thổi mạnh đến mức không đi nổi.

B. Thời tiết đẹp, có cái nắng và có cái gió.

C. Thời tiết âm u, mang nhiều điều không may.

D. Trời nắng, có làn gió mát, trong lành.

Câu 3: Có những cảnh vật gì trên đường đến trường?

A. Nương lúa.

B. Cánh cò

C. Ô tô, xe buýt, xe máy

D. Cả A và B.

Câu 4: Hai câu thơ sau nói về hành động thường thấy gì của học sinh?

Lật từng trang sách mới

Chao ôi là thơm tho

A. Lật từng trang sách mới

B. Ngửi mùi sách mới

C. Giở sách ra xem qua nếu nó là sách mới.

D. Không đáp án nào là đúng.

Câu 5: Ở trường, các bạn học sinh được cô giáo dạy những gì?

A. Dạy chém gió, tán gái, cua trai

B. Dạy múa, hát, làm đồ chơi

C. Dạy làm bài tập về nhà

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Giờ ra chơi, các bạn học sinh làm gì?

A. Học bài, làm bài tập cô giáo giao

B. Nô đùa, đến khi mệt thì vẽ tranh

C. Con trai diễn tập đánh nhau, con gái nhảy dây

D. Đá bóng, đá cầu, nhảy dây

Câu 7: Khi tan học, các bạn học sinh ra về trong khung cảnh và cảm xúc như thế nào?

A. Vui sướng hát vang, chạy nhảy giữa đồng quê lúa chín vàng

B. Buồn rười rượi, lo về mẹ đánh vì ăn trứng ngỗng.

C. Vui vẻ đạp xe trên đường đầy ô tô và xe máy.

D. Được bố đèo về trên con đường dài và hẹp, cảm xúc nâng nâng, khó tả

Câu 8: Tên của sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “s”?

A. 

B. 

C. 

D. 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nội dung chính của bài thơ là về gì?

A. Một ngày buồn trong đời

B. Một kỉ niệm buồn thời học sinh

C. Một ngày đi học vui vẻ

D. Một kí ức khó quên thời học sinh

Câu 2: Câu thơ “Bình minh nắng xôn xao” có thể được hiểu như thế nào?

A. Ánh nắng của buổi bình minh xôn xao với nhau.

B. Bình minh nói chuyện xôn xao trong nắng.

C. Hiện tượng thiên nhiên “xôn xao” xuất hiện trong ánh nắng sớm.

D. Những cậu học trò nói chuyện xôn xao trong ánh nắng của buổi ban mai.

Câu 3: Thời tiết lúc đến trường báo hiệu một ngày học như thế nào cho các bạn nhỏ học sinh?

A. Chưa đủ sức để nói trước điều gì

B. Một ngày học bổ ích, thú vị và đầy niềm vui

C. Một ngày học buồn bã, cô giáo không đến được trường

D. Một ngày học với nhiều điều mới lạ

Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng trình tự của một ngày đi học theo bài thơ?

A. Đến trường quên mang đồ, đến lớp cô giáo phạt, về nhà lấy đồ trong sự vội vã, trở lại trường vẫn bị cô giáo phạt, tan học không vui.

B. Tan học, đi về nhà, quay lại trường, rồi lại về nhà.

C. Đến trường trong một sớm mai đầy nắng và gió, đến lớp học những kiến thức bổ ích, nhưng bị cô cho ở lại lớp vì lỡ đánh bạn.

D. Đến trường trong một buổi sáng đẹp trời, khung cảnh thiên nhiên yên bình, rồi đến lớp học những điều hay ho, ra chơi nô đùa nghịch ngợm, tan học trong vui sướng.

Câu 5: Tên của sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “x”?

A. 

B. 

C. 

D. 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nhịp thơ trong khổ thơ đầu là gì?

A. 3/2

B. 2/3

C. 1/2/2

D. 2/1/2

Câu 2: Hai câu thơ sau đây nếu hiểu đúng theo câu từ thì sẽ là gì?

Bao nhiêu chuyện cổ tích

Cũng có trong sách hay

A. Bao nhiêu chuyện cổ tích hay đều có trong sách hay

B. Rất nhiều chuyện cổ tích đều có trong những cuốn sách mà hay, hấp dẫn.

C. Nhiều chuyện cổ tích hay đều xuất hiện trong sách giáo khoa

D. Truyện cổ tích chỉ xuất hiện ở trong sách hay

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?

A. Các câu thơ “Trong lành làn gió mát”, “Dập dờn những cánh cò” đã được tác giả đảo vị ngữ lên đầu, khiến cho câu thơ sai ngữ pháp và ở trong bài thơ này, hai câu chỉ là do tác giả cố nhồi nhét vào để đảm bảo tính thơ.

B. Hai dòng đầu và hai dòng cuối của mỗi khổ thơ thường có thể ghép lại thành một câu văn đầy đủ.

C. Ngày đi học của các bạn học sinh tốt đẹp, có nhiều điều bổ ích.

D. Từ ngữ, văn phong đều ở mức dễ hiểu.

Câu 4: Giả sử em phải kể về một ngày đi học của em, phần nào sau đây em không cần thiết phải đưa vào?

A. Tình hình chính trị thế giới đã tác động đến việc học tập của em như thế nào.

B. Người đi học cùng em / đưa em đến trường.

C. Thời tiết, quang cảnh trên con đường từ nhà đến trường.

D. Buổi học có gì đặc biệt không và em học thêm được những điều gì mới.

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

“Anh kết hôn với Á hậu Hong Kong, n(1) di(2)n viên hàng đầu TVB Thái Thiếu Phân vào năm 2008. Công việc của anh thường bị lu mờ b(3)i sự n(4)i tiếng của vợ.”

Hãy thay các số trong ngoặc bằng các chữ cái phù hợp.

A. ử, ể, ỡ, ỗ

B. ử, ễ, ở, ỗ

C. ữ, ể, ỡ, ổ

D. ữ, ễ, ở, ổ

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Liên hệ với thực tế em đi học hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn, điểm khác biệt nào sau đây là đúng khi so sánh với việc đi học của bạn nhỏ trong bài thơ?

A. Vào lớp học, em được học những kiến thức cao siêu hơn hẳn.

B. Trên đường tới trường và về nhà chỉ có ô tô, xe cộ chạy khắp nơi; xung quanh là các toà nhà cao tầng và không khí ô nhiễm.

C. Giờ ra chơi, các bạn học sinh không nô đùa, vẽ tranh mà thảo luận, làm bài tập cô giáo giao, nhiều hơn cả bố mẹ chạy deadline công ty.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: An là một học sinh lớp 3. An đã trình bày cảm nghĩ của mình trước lớp về việc đi học của em trong 1 tháng vừa qua như sau:

“Mình là An, mình và các bạn đã học tập với nhau được 1 tháng. Trong khoảng thời gian đó, mình cảm thấy tương đối chán nản với việc dạy và học như hiện tại. Cách dạy và học như thế này khiến mình không tiến bộ nên được dù cho ở lớp 2 mình đã học tập được rất nhiều thứ. Là một người muốn trau dồi tri thức, mình mong các thầy cô có thể dạy một cách thực tiễn hơn, tổ chức nhiều hoạt động cho chúng mình nhiều hơn.”

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về bài cảm nghĩ của bạn An?

A. Bạn An không nên nói như vậy. Bạn học kém là do bạn thôi, chứ đổ lỗi gì cho thầy cô.

B. Bạn An nói vậy là không hợp lí. Đi học nhất định là phải vui chứ, như trong sách dạy đây này.

C. Bạn An đã trình bày được cảm nghĩ thực sự của mình với lí do thực tế và mong muốn một sự thay đổi có tác động tích cực.

D. Cả A và B.

=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 9: Đi học vui sao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay