Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 7: mùa hè lấp lánh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: mùa hè lấp lánh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
TUẦN 4
BÀI 7: MÙA HÈ LẤP LÁNH
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Mùa hè lấp lánh”?
A. Walt Whitman
B. Xuân Quỳnh
C. Quang Dũng
D. Nguyễn Quỳnh Mai
Câu 2: Sáng nay, khi bạn nhỏ trong bài thơ thức dậy, bạn ấy thấy bên ngoài như thế nào?
A. Trời đã sáng từ trước khi bạn nhỏ thức dậy
B. Trời vẫn còn tối, vì bạn nhỏ dậy lúc 5h sáng
C. Trời nắng rực rỡ bởi bạn nhỏ ngủ dậy vào buổi trưa
D. Trời đã mưa ngập nhà tự bao giờ
Câu 3: Nắng mùa hè mang đến những lợi ích gì?
A. Cho cây chóng lớn, cho hoa lá thêm màu, cho các bạn nhỏ chơi thật lâu
B. Cho cây héo úa, cho hoa lá cháy xém, cho các bạn nhỏ ra mồ hôi
C. Cho cây nhiều ánh nắng, cho hoa lá ngát hương, cho các bạn nhỏ đi bơi.
D. Cả A và C.
Câu 4: Thời gian của buổi chiều mùa hè có đặc điểm gì?
A. Thời gian trôi rất chậm
B. Thời gian trôi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến tối.
C. Thời gian có tính tuỳ hứng, hôm dài hôm ngắn.
D. Thời gian dường như bị thay đổi
Câu 5: Mùa hè cho các bạn nhỏ những gì?
A. Nắng, kem
B. Cơn gió êm
C. Ngày dài lấp lánh
D. Tất cả các lựa chọn trên.
Câu 6: Bài thơ “Mùa hè lấp lánh” có nội dung chính là gì?
A. Cuộc sống của người nông dân mùa hè
B. Mùa hè có ngày dài và rực rỡ sắc màu
C. Mặt trời là trung tâm của vũ trụ
D. Sự lấp lánh bắt nguồn từ mùa hè
Câu 7: Truyện “Chó đốm con và mặt trời” (tr.36) kể về điều gì?
A. Việc quan sát mặt trời của chó đốm con
B. Chuyến du ngoạn của mặt trời và chó đốm con
C. Chó đốm con sợ hãi khi thấy mặt trời
D. Mặt trời giúp chỗ đốm con hồi sinh
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Mặt trời mùa hè có gì lạ?
A. Mặt trời chỉ thích dậy muộn
B. Mặt trời như viên dạ minh châu long lanh
C. Mặt trời luôn mọc từ sớm
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tại sao các bạn nhỏ có thể chơi thật lâu vào ngày mùa hè?
A. Vì mặt trời mãi không tắt nắng
B. Vì ngày hè dài bất tận
C. Vì các bạn được nghỉ hè.
D. Cả A và B đều chấp nhận được.
Câu 3: Những câu thơ nào sau đây nói về mặt trời lúc chiều mùa hè?
A. Mặt trời chỉ rong chơi
Đủng đỉnh mãi trên trời
Mà không thèm lặn xuống.
B. Mặt trời mải đi đâu
Chơi hồi lâu không về
Như thế nắng còn lâu.
C. Mặt trời mải rong chơi
Đủng đỉnh mãi chân trời
Mà vẫn chưa lặn xuống
D. Chiều nay em thức dậy
Trời tối tự bao giờ
Mùa hè đặc biệt nhờ
Câu 4: Câu thơ “Mùa hè thật sung sướng” hiểu đúng là như thế nào?
A. Mùa hè có tính sung sướng.
B. Bạn nhỏ cảm thấy thật sung sướng vào mùa hè.
C. Mùa hè thật thì sung sướng, khác hẳn mùa hè giả
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Sau (1)…iệc Đức Phật nhập niết-bàn được khoảng hơn 100 năm, khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai (2)…iễn ra thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều sự khác biệt, mặc (3)…ù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy của Đức Phật.
Điền chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.
A. v, d, d
B. v, v, d
C. d, v, d
D, v, d, v
Câu 6: Những từ nào sau đây có thể ghép với tiếng “trung” để thành từ có nghĩa?
A. cư, cớ, kí
B. thần, long, tượng
C. trực, tập, bình
D. chuyển, châu, mong
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?
A. Bài thơ cho thấy sự quan sát và cảm nhận về ngày hè một cách hồn nhiên, nhí nhảnh của bạn nhỏ.
B. Ban ngày của mùa hè kéo dài, tưởng như không bao giờ kết thúc.
C. Buổi trưa hè thật đặc biệt, có những tia nắng chói sáng, làm khô thóc cho ba mẹ.
D. Khổ thơ thứ 3 có tính thơ cao nhất.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Câu thơ với tính chất là câu hỏi “Mùa hè kì lạ chưa” có ảnh hưởng đến bài thơ không?
A. Có ảnh hưởng. Dùng câu hỏi trong thơ là đang phá vỡ các quy luật làm thơ, khiến cấu trúc bài thơ bị đảo lộn, nội dung không phù hợp.
B. Không ảnh hưởng gì vì bản thân trong thực tế khi gặp một điều gì khó hiểu ta cũng thường hay đặt câu hỏi.
C. Tuỳ vào bài thơ thì mới có thể đánh giá được đúng sai.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu thơ “Và ngày dài lấp lánh” được hiểu như nào cho hợp lí?
A. Mặt trời mọc từ sớm, chiếu vào những giọt sương; sau đấy chiếu vào ao hồ sông suối, tất cả tạo nên ánh sáng lấp lánh.
B. Ngày hè có nhiều nắng, mặt trời như một viên pha lê chiếu ánh sáng lấp lánh rực rỡ, ban sức sống cho tất cả.
C. Ngày có nhiều niềm vui. Mặt trời chiếu sáng, giúp vạn vật sinh sôi này nở trên trái đất. Không gian trên trái đất vì thế được hình tượng hoá thành lấp lánh.
D. Ngày mặt trời dậy sớm và đi ngủ muộn.
Câu 3: Ngôn ngữ trong bài thơ có điểm gì đặc biệt?
A. Không có gì đặc biệt cả, chỉ là miêu tả mùa hè dài ngày và có nắng.
B. Bài thơ có nhiều tính từ, từ láy thể hiện sự sinh động: thật, bất tận, đủng đỉnh, sung sướng,…
C. Tác giả ví mặt trời một con người / bạn nhỏ, dùng những từ ngữ chỉ người để nói về mặt trời. Ngôn ngữ trong bài thơ có tính vui tươi, theo phong cách thiếu nhi.
D. Cả B và C.
Câu 4: “Phật giáo (đạo Phật) là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của (1)…iết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng (1)…iết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ (2)…ụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản (3)…ất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa (4)…ên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình (5)…uyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm.”
Điền chữ cái còn thiếu vào chỗ trống.
A. tr, ch, ch, tr, ch
B. tr, tr, ch, tr, tr
C. ch, tr, tr, ch, tr
D. tr, tr, ch, ch, tr
Câu 5: Những từ nào sau đây có thể ghép với tiếng “chung” để thành từ có nghĩa?
A. thực, tâm, thành, ý
B. kết, khảo, chăn gối, thần
C. đụng, tập, thích, làm
D. thành, chủ, thuỷ, cư
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Liên hệ với mùa hè thực tế hiện nay ở Hà Nội, ta có nhận xét gì khi so sánh với mùa hè trong bài thơ.
A. Mùa hè của hiện tại và mùa hè trong bài thơ y hệt nhau, cũng đều có ngày dài, đêm ngắn, và nhiều thứ khác.
B. Mùa hè của hiện tại có thời gian ban ngày ngắn hơn do có sự dịch chuyển của trục trái đất, tuy vậy nắng vẫn giúp cho cây cối phát triển và các bạn nhỏ thêm vui.
C. Mùa hè của hiện tại rất mát mẻ, không nắng nhiều do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trẻ em không còn cảm thấy yêu thích mùa hè nữa, vì không còn kem và chỉ có những cơn gió lốc.
D. Mùa hè của hiện tại nắng nóng gay gắt vô cùng, khó lòng tạo cảm giác yêu thích như mùa hè trong bài thơ, đặc biệt với những người bình dân.
Câu 2: Có thể trả lời cho thắc mắc của chó đốm con trong truyện “Chó đốm con và mặt trời” (tr.36) như thế nào cho đúng?
A. Chó đốm này, cậu ngốc thật. Đó là do mặt trời phải đi làm đêm ở hướng đông.
B. Do Trái Đất quay quanh mặt trời, khiến cho người đứng trên Trái Đất nhìn thấy mặt trời buổi sáng luôn mọc ở phía đông rồi buổi chiều lặn ở phía tây.
C. Đó là do mặt trời quay quanh Trái Đất nên khi đứng trên Trái Đất ta luôn nhìn thấy mặt trời buổi sáng mọc ở phía đông rồi buổi chiều lặn ở phía tây.
D. Tất cả các phương án trên.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 7: Mùa hè lấp lánh