Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 4: lần đầu ra biển

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 2

BÀI 4: LẦN ĐẦU RA BIỂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Lần đầu ra biển” là ai?

A. Nguyễn Văn Chương

B. Nguyễn Thanh Chương

C. Nguyên Ngọc

D. Nguyên Hồng

Câu 2: Câu nào sau đây cho em biết rằng đây là lần đầu tiên Thắng ra biển?

A. A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!

B. Từ thuở bé đến giờ, Thắng đã được thấy biển bao giờ đâu.

C. Cả A và B.

D. Không có câu nào.

Câu 3: Thắng là người ở đâu và được bố đưa đi biển ở tỉnh nào?

A. Thắng là người Hà Nội và được bố đưa đi Quy Nhơn.

B. Thắng là người Hải Dương và được bố đưa đi Vũng Tàu.

C. Thắng là người Bắc Ninh và được bố đưa đi Quảng Ninh.

D. Thắng là người Sài Gòn, một nơi đã có biển, nên Thắng không được bố đưa đi nữa.

Câu 4: Khi vừa nhìn thấy biển, Thắng đã làm gì?

A. Lao như tên bay ra biển và bơi theo những gì cậu đã học.

B. Thắng đi xuống gần mép nước và nhìn thấy một con vật gì đó.

C. Thắng ra làm lâu đài cát, rồi thuê canoe để lướt trên biển.

D. Reo toáng lên thích thú, vượt qua bố và anh Thái chạy ào ra bãi cát.

Câu 5: Khi được Hải đột nhiên hỏi “Cậu có biết con gì đấy không?”, Thắng có phản ứng và hành động gì?

A. Thắng giật mình ngẩng đầu lên và nhìn thấy Hải.

B. Thắng cười làm quen với Hải.

C. Thắng hỏi “Con gì mà chạy nhanh thế nhỉ?”

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thắng sau khi nói chuyện với Hải đã biết con vật đó là con gì?

A. Con cua

B. Con còng gió

C. Con gián biển

D. Thắng không biết vì chính Hải cũng không biết.

Câu 7: Cuối cùng hai bạn nhỏ đã làm gì lúc tạm biệt nhau?

A. Hẹn ngày tái ngộ.

B. Cắt máu ăn thề, kết bái huynh đệ.

C. Nhảy xuống biển bơi.

D. Hẹn chiều mai gặp lại.

Câu 8: Các từ ngữ nào sau đây chỉ màu sắc?

A. Thành thục, uyên thâm, cao thâm

B. Đỏ choét, vàng cam, xanh lè

C. Tím lịm, thanh thoát, cứng nhắc

D. Thịnh thế, nâng nâng, tuôn chảy

Câu 9: Các từ ngữ nào sau đây chỉ hình dáng, kích thước?

A. To, nhỏ, vừa, thuôn dài

B. Thấp, bé, hoành tráng

C. Vạm vỡ, cao lớn, tập tành

D. Dáng người, cỡ giày, tinh tế

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây cho em biết rằng đây là lần đầu tiên Hải ra biển?

A. Tên bài đọc

B. Cậu có biết con gì đấy không?

C. Từ thuở bé đến giờ, Hải đã được thấy biển bao giờ đâu.

D. Không có câu nào vì Hải vốn là người ở vùng biển.

Câu 2: Nhân vật chính trong bài đọc gồm những ai?

A. Thắng, Hải, anh Thái

B. Bố Thắng

C. Thắng và Hải

D. Cả A và B.

Câu 3: Thắng đã đứng ngây ra nhìn biển và có cảm nhận như thế nào về biển?

A. Bãi biển đông người quá, thế thì vui phải biết.

B. Bãi biển nhỏ quá, chẳng như mình tưởng tượng, còn bé hơn cả Hồ Tây, chắc vì thế mới gọi là biển thay vì là đại dương.

C. Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu.

D. Biển bẩn quá, chắc do mọi người không có ý thức bảo vệ môi trường đây mà.

Câu 4: Hải đã nói câu gì mà khiến cho Thắng bật cười?

A. Cậu thấy con đấy trông buồn cười không?

B. Ở Hà Nội không có biển à?

C. Cậu đúng là người thành phố, chẳng biết gì về biển cả

D. Cậu nhìn thằng bạn tớ nghịch dại chưa kìa?

Câu 5: Hoạt động nào không có khả năng nhất trong cuộc gặp gỡ giữa Hải và Thắng lần kế tiếp?

A. Hai người đi bơi.

B. Hai người xây lâu đài cát.

C. Hải và Thắng cùng về Hà Nội.

D. Hải dẫn Thắng đi xem những con vật mà chỉ có ở biển.

Câu 6: Các từ ngữ như “nồng nặc, hắc, thơm phức” chỉ gì?

A. Hương tự nhiên

B. Hương hoá học

C. Hương vị

D. Sắc màu ăn uống

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không có tính chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động?

A. Bằng một cách nào đó, tôi đã vượt qua bài kiểm tra.

B. Cây quạt công nghiệp này mạnh thật đấy.

C. Rừng núi xanh ngát, đẹp là vậy mà bị chặt phá thật là đáng tiếc.

D. Không câu nào là đúng.

Câu 2: Khi kể lại một hoạt động, ta thường không thêm phần nào vào?

A. Giới thiệu

B. Than vãn

C. Diễn biến

D. Cảm nghĩ

Câu 3: Ta có thể rút ra ý nghĩa gì qua bài đọc?

A. Đi biển rất vui.

B. Biển của Việt Nam rất đẹp.

C. Chưa đủ sức để nêu lên được ý nghĩa.

D. Khi đi biển cần phải chú ý đến những con vật nhỏ thì mới có thể hiểu thấu được cảnh sắc của biển.

Câu 4: Tại sao khi thấy có con gì bé tẹo đang chạy trên cát thì Thắng chỉ rón rén khi đến gần?

A. Thắng sợ nếu mình đi mạnh đến, con vật đó sẽ chạy mất. Thắng muốn nhìn con vật đó vì cậu chưa biết đến nó.

B. Thắng sợ những con vật bé nhỏ nhưng vẫn có ham muốn xem nó trông thế nào.

C. Thắng biết đây là một con cua đặc biệt và muốn bắt nó về nấu canh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên, Thắng giới thiệu về Hải với bố như sau: “Đây là Hải, bạn con vừa mới kết. Chúng con chơi rất vui, cậu ấy đã đưa con đi dọc bờ biển, chỉ cho bạn Mũi Én, Ghềnh Ráng,…”

Qua những thông tin đã được đề cập đến trong bài đọc, Thắng giới thiệu như vậy đã được chưa?

A. Chưa đầy đủ. Thắng chưa nói đến việc Hải là người vùng này và Hải biết nhiều về biển nhưng lại không biết về Hà Nội.

B. Chưa đầy đủ. Thắng chưa nói đến giới tính, quê quán, sở thích của Hải.

C. Đầy đủ vì đó là những thông tin quan yếu nhất.

D. Đầy đủ vì Thắng đã được học về cách giới thiệu một người nên cậu đã làm rất tốt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Dựa vào bài đọc ta có thể xác định nơi Thắng đến có phải bãi biển du lịch không?

A. Phải vì bãi biển rất đẹp, nếu là bờ biển bình thường thì sẽ bẩn do ô nhiễm môi trường.

B. Phải vì bố Thắng có nhiều tiền, phải đi ra biển du lịch thì mới đã.

C. Phải vì Hải là nhân viên của công ty du lịch biển.

D. Không phải, đây chỉ là bờ biển bình thường vì không có nhiều người, hoạt động.

Câu 2: Đoạn văn sau đây nói về đặc điểm của cây bàng. Hãy điền những tính từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp.

“Loài cây này có thể mọc (1)… tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên (2)… hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải (3)… . Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, (4)… và bóng.”

A. thấp, cong, hẹp, đen sì

B. khoảng, khô, dài, vàng óng

C. trung bình, cứng, ra, nhẵn

D. cao, phẳng, rộng, xanh sẫm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay