Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 24: bạn nhỏ trong nhà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: bạn nhỏ trong nhà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 13

BÀI 24: BẠN NHỎ TRONG NHÀ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Bạn nhỏ trong nhà” dựa theo truyện của ai?

A. Nguyễn Quang Sáng

B. Kim Lân

C. Thanh Hải

D. Trần Đức Tiến

Câu 2: Theo đoạn đầu bài đọc, bạn nhỏ vẫn nhỡ điều gì?

A. Nhớ ngày đầu tiên nhà bạn nhỏ có một chú chó nhỏ.

B. Nhớ đến niềm vui với con chó đã chết.

C. Nhớ đến khu chợ nơi cùng mẹ đi mua chó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Buổi sáng hôm đầu tiên gặp chú chó, bạn nhỏ đã nghe thấy tiếng gì?

A. Tiếng cào khẽ vào cửa phòng.

B. Tiếng kêu gâu gâu.

C. Tiếng sủa inh ỏi.

D. Tiếng kêu cứu đáng thương của chú chó.

Câu 4: Khi mở cửa ra, bạn nhỏ nhìn thấy chú chó trông như thế nào?

A. Nó tuyệt xinh

B. Nó có lông trắng, khoang đen

C. Nó có đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chú chó đã làm gì khi gặp bạn nhỏ lần đầu tiên?

A. Mừng rỡ, quấn quýt với bạn nhỏ như hình với bóng.

B. Chú chó rúc vào chân bạn nhỏ, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, ngoáy tít cái đuôi bé xíu.

C. Không để bạn nhỏ động vào mình, tỏ ra dữ tợn.

D. Chú chó mang đến cho bạn nhỏ một món quà đặc biệt.

Câu 6: Cúp có sở thích là gì?

A. Thích nhìn bạn nhỏ làm bài tập về nhà.

B. Thích nghe bạn nhỏ đọc truyện.

C. Thích cùng bố của bạn nhỏ đi mua thịt chó.

D. Một sở thích khác.

Câu 7: Tình trạng của bạn nhỏ và Cúp hiện tại là gì?

A. Ngày ngày quấn quýt bên nhau.

B. Ngày càng xa cách do bạn nhỏ phải đi học ở xa.

C. Bạn nhỏ mất Cúp.

D. Cúp được em gái của bạn nhỏ yêu chiều hơn nên giờ đây không quan tâm đến bạn nhỏ nữa.

Câu 8: Đâu là những từ ngữ chỉ đồ đạc trong nhà?

A. Quạt, điều hoà, tủ lạnh, ti vi

B. Giường, ghế, tủ, thuyền

C. Bếp, lò vi sóng, nồi, tàu

D. Bồn cầu, vòi hoa sen, bàn, ô tô.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Câu nào trong bài đọc có chứa hình ảnh so sánh?

A. Chú chó nhỏ bé hơn những chú chó khác tôi thường thấy.

B. Nhưng so với những con chó bình thường khác, Cúp không thua kém gì.

C. Nó rúc vào chân tôi, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Những hành động của chú trong ngày đầu tiên gặp bạn nhỏ thể hiện điều gì?

A. Chú chó thích bạn nhỏ và muốn được cùng bạn nhỏ đi học.

B. Chú chó thích bạn nhỏ và mong muốn được bạn nhỏ yêu thương.

C. Chú chó muốn bạn nhỏ thành chủ của mình.

D. Chú chó thông minh đáo để, có thể trở thành một thành viên trong gia đình.

Câu 3: Bạn nhỏ đặt tên cho chú chó là gì?

A. Hot Dog

B. Nhỏ Trắng Đen

C. Cúp

D. Mèo

Câu 4: Bạn nhỏ chưa dạy chú chó điều gì?

A. Làm xiếc

B. Làm chó

C. Làm người yêu

D. Cách trở thành Hao Thiên Khuyển.

Câu 5: Tại sao có thể nói Cúp không thua kém những con chó bình thường khác?

A. Vì Cúp biết chui vào gầm giường lấy trái banh.

B. Vì Cúp biết đem cho tôi chiếc khăn lau nhà.

C. Vì Cúp biết đưa hai chân trước lên mỗi khi tôi chìa tay cho nó bắt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu là những từ ngữ chỉ vật nuôi trong nhà?

A. Mèo, chó, chim

B. Mèo, hồ, sư tử

C. Chó, cáo, lợn

D. Ruồi, muỗi, sâu.

Câu 7: Cho đoạn thơ sau:

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Các sự vật được so sánh với nhau ở đoạn thơ là gì?

A. Tay em và hoa

B. Em và cành

C. Hai bàn tay em và hoa đầu cành

D. Cả hai câu thơ

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Câu nào trong bài đọc thể hiện rằng Cúp rất thích nghe bạn nhỏ đọc truyện?

A. Mỗi khi tôi lấy cuốn truyện ra đọc là y như rằng Cúp dù đang ở bất cứ nơi nào cũng lao vút như tên bay tới chỗ tôi, ngồi lên đùi tôi, nghe tôi đọc sách.

B. Mỗi khi tôi đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng tôi.

C. Lúc tôi đọc xong, gấp sách lại, đã thấy cu cậu ngủ khò từ lúc nào.

D. Cả B và C.

Câu 2: Đâu là một biểu hiện nói lên tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó?

A. Bạn nhỏ và Cúp chiều nào cũng ra đầu ngõ hóng mát.

B. Bạn nhỏ luôn ngủ chung với Cúp.

C. Mỗi khi bạn nhỏ đi học về, Cúp chạy vọt ra, chốm hai chân trước lên mừng rỡ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nội dung của bài đọc là gì?

A. Sự yêu thương, quấn quít bên nhau của bạn nhỏ và chú chó. Chú chó dù là động vật nhưng được bạn nhỏ coi như là một người bạn thân thiết.

B. Những hoạt động thú vị của chú chó mà bạn nhỏ đã cưu mang giúp cho bạn nhỏ chống chọi qua những ngày tháng khó khăn, qua đó làm cho tình cảm của hai bên sâu đậm.

C. Chó cần phải được coi như là bạn thân của con người, như thế thì tấm lòng lương thiện trong xã hội mới được cải thiện.

D. Một nội dung khác.

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Câu văn nào trong đoạn văn trên có hình ảnh so sánh?

A. Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

B. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

C. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

D. Không có câu nào.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác dụng chính của biện pháp so sánh trong thơ văn là gì?

A. Giúp người đọc dễ hình dung ra được nội dung.

B. Tăng khả năng biểu đạt.

C. Thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Cho đoạn thơ sau:

“Bế cháu ông thủ thỉ

- Cháu khoẻ hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.”

Đâu là hình ảnh so sánh trong bài thơ trên?

A. Bế cháu ông thủ thỉ, cháu khoẻ hơn ông nhiều

B. Cháu khoẻ hơn ông nhiều

C. Hình ảnh cháu được đặt trong tương quan với ông.

D. Ông là buổi trời chiều, cháu là ngày rạng sáng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay