Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 30 - Bài 22 - Sự tích ông Đùng, bà Đùng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 30 - Bài 22 - Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 22: SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: “Sự tích ông Đùng bà Đùng” có nguồn gốc từ đâu?
A. Truyện cổ dân tộc Thái.
B. Truyện cổ dân tộc Kinh.
C. Truyện cổ dân tộc Mường.
D. Truyện cổ dân tộc Ba-na.
Câu 2: Câu truyện diễn ra ở xứ nào?
A. Xứ Mường Thàng.
B. Xứ Mường Bi.
C. Xứ Mường Vang.
D. Xứ Mường Động.
Câu 3:Ở xứ Mường Bi đã xuất hiện nhân vật nào?
A. Con trăn khổng lồ.
B. Bà tiên.
C. Đôi vợ chồng to lớn khác người.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4: Vóc dáng của họ được miêu tả cao hơn đỉnh núi cao nhất bao nhiêu lần?
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
Câu 5: Người Mường gọi nhân vật đó tên là gì?
A. Ông bà khổng lồ.
B. Ông bà to lớn.
C. Ồng Đùng, bà Đùng.
D. Ông lớn, bà lớn.
Câu 6: Quang cảnh Mường Bi lúc ấy được miêu tả thế nào?
A. Đất cao thấp, lồi lõm.
B. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt.
C. Nước lênh láng khắp nơi.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 7: Sau khi chứng kiến cảnh đất hoang ngập nước, ông bà đã làm gì?
A. Nhổ cây.
B. San đất.
C. Làm cánh đồng bằng phẳng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 8: Họ đã làm gì để tránh nước lênh láng cho dân?
A. Múc nước đổ ra biển.
B. Đào một con đường dẫn nước đi.
C. Mang nước tới nơi khác.
D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 9: Dòng nước ông bà Đùng đào chính là dòng sông nào?
A. Sông Hương.
B. Sông Hồng.
C. Sông Đà.
D. Sông Cả.
Câu 10: Câu văn nào miêu tả sự ngoằn ngoèo, gập ghềnh của dòng sông Đà?
A. Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.
B. Đất thì cao thấp, lôi lõm.
C. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi.
D. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ sạch cỏ, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1:Theo con đường ông bà Đùng đào, nước đã đi đâu?
A. Về xuôi.
B. Về làng khác.
C. Chui xuống đất.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 2: Thái độ của ông Đùng, bà Đùng như thế nào khi giúp ích cho dân?
A. Vui vẻ.
B. Khó chịu.
C. Buồn bã.
D. Ghét bỏ.
Câu 3:Theo em ông bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?
A. Chăm chỉ.
B. Trách nhiệm.
C. Lười biếng..
D. A và B đúng.
Câu 4:Lí do dòng sông Đà không thẳng là vì?
A. Ông bà Đùng đào sông vào ban đêm.
B. Ông bà Đùng không biết đào sông.
C. Ông bà Đùng đào sông vào ban ngày.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 5:Việc làm của ông bà Đùng đem lại kết quả gì?
A. Tạo ra con sông Đà.
B. Giúp cho mùa màng tươi tốt.
C. Giúp cho người dân có chỗ sinh sống.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Dòng sông Đà thuộc địa phương nào sau đây?
A. Hòa Bình.
B. Sơn La.
C. Cao Bằng..
D. Tây Bắc.
Câu 2: Hành động của ông bà Đùng được xem là?
A. Cống hiến..
B. Lợi dụng.
C. Chiếm đoạt.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Sự tích đã lí giải điều gì cho sông Đà?
A. Lí giải vì sao sông ngoằn ngoèo.
B. Lí giải vì sao con sông lại có nhiều thác ghềnh.
C. Lí giải vì sao có “trăm bảy mưới thác, trăm ba mười ghềnh”.
D. Cả 3 đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Dấu ngoặc kép trong câu “Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.” có tác dụng là?
A. Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
B. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp lời người khác.
C. Đánh dấu lời kể chuyện của nhân vật.
D. Đánh dấu các từ khó cần chú ý.
Câu 2: Đâu là từ đồng nghĩa với từ “chằng chịt” dùng để miêu tả cây cối?
A. Rậm rạp.
B. Um tùm.
C. Xum xuê.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng