Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người. Bộ trắc nghiệm có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

BÀI 1: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

(17 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Bài văn tả người gồm mấy phần chính?

A. 2 phần.

B. 3 phần.

C. 4 phần.

D. 5 phần.

Câu 2: Trong phần mở bài của bài văn tả người, cần nêu những nội dung gì?

A. Hoạt động và tính cách của người được tả.

B. Ngoại hình và sở thích của người được tả.

C. Giới thiệu người được tả và ấn tượng chung.

D. Nhận xét và cảm nghĩ về người được tả.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn tả người không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Tả ngoại hình.

B. Tả hoạt động.

C. Tả sở thích, tính tình.

D. Kể về tuổi thơ của người được tả.

Câu 4: Khi tả hoạt động của người, ta cần chú ý đến những yếu tố nào?

A. Chiều cao và cân nặng.

B. Việc làm, cử chỉ, lời nói và cách ứng xử.

C. Màu da và kiểu tóc.

D. Trang phục và phụ kiện.

Câu 5: Nội dung nào sau đây thuộc phần kết bài của bài văn tả người?

A. Giới thiệu tên người được tả.

B. Mô tả ngoại hình.

C. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.

D. Kể về sở thích của người được tả.

Câu 6: Em có thể làm nổi bật đặc điểm của người được tả bằng cách nào?

A. Miêu tả thêm về người thân của người được tả.

B. Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả và sử dụng hình ảnh so sánh.

C. Chỉ tập trung miêu tả khuôn mặt.

D. Chỉ tập trung miêu tả ngoại hình.

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: 

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

      Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

      Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố.

      Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

      Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.

Câu 1: Đặc điểm nào không được nhắc đến khi tả gương mặt của bố?

A. Mặt tròn.

B. Mũi cao.

C. Mồm rộng.

D. Lông mày rậm.

Câu 2: Bàn tay của bố được miêu tả như thế nào?

A. Mềm mại như bông.

B. Có nhiều vết chai cứng như đá.

C. Trắng trẻo và mịn màng.

D. Thô ráp như vỏ cây.

Câu 3: Khi tác giả đi học về, bố thường nói gì?

A. "Con đã ăn cơm chưa?"

B. "Con học hành thế nào?"

C. "Con đã về rồi à?"

D. "Con có mệt không?"

Câu 4: Câu tục ngữ nào được nhắc đến trong bài văn?

A. "Công cha như núi Thái Sơn"

B. "Con không cha như nhà không có nóc"

C. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

D. "Có cha có mẹ thì hơn”

Câu 5: Khi tác giả mắc khuyết điểm hoặc bị điểm kém, bố thường làm gì?

A. Mắng mỏ nghiêm khắc.

B. Phạt không cho đi chơi.

C. Bắt làm bản kiểm điểm.

D. Không cho xem tivi.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay