Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 14: Đường quê Đồng Tháp Mười. Bộ trắc nghiệm có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
BÀI 14: ĐƯỜNG QUÊ ĐỒNG THÁP MƯỜI
ĐỌC: ĐƯỜNG QUÊ ĐỒNG THÁP MƯỜI
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Đồng Tháp Mười nằm ở vùng nào của nước ta?
A. Phía Bắc.
B. Phía Nam.
C. Phía Trung.
D. Phía Tây.
Câu 2: "Bông súng thả lồng đèn" là hình ảnh chỉ:
A. Những chiếc lồng đèn thật.
B. Những bông súng nở sáng trên mặt nước.
C. Ánh đèn trên sông nước.
D. Những chiếc đèn được thả trôi.
Câu 3: Trong bài thơ, những loài động vật nào được nhắc đến?
A. Cá lòng tong, cò, trâu.
B. Cò, trâu, cá chép.
C. Trâu, cá lòng tong, cua.
D. Cá, cò, ếch.
Câu 4: Thời điểm được miêu tả trong khổ thơ thứ tư là:
A. Giữa mùa thu.
B. Cuối mùa hạ.
C. Giao thời giữa cuối hạ và đầu thu.
D. Đầu mùa thu.
Câu 5: "Chém cặp sừng loé nắng" nghĩa là:
A. Trâu húc sừng vào nhau.
B. Ánh nắng chiếu vào sừng trâu sáng lóe.
C. Trâu đang cày ruộng.
D. Sừng trâu bị gãy.
Câu 6: Dòng nào không phải là đặc điểm của vùng Đồng Tháp Mười?
A. Có rừng tràm rộng lớn.
B. Nhiều đầm lầy.
C. Có nhiều núi cao.
D. Nhiều kênh rạch.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: "Sào vít cong" trong bài thơ cho thấy:
A. Sào bị hỏng.
B. Người chèo xuồng đang dùng sức.
C. Sào được làm cong sẵn.
D. Sào bị cong vì già.
Câu 2: Câu thơ "Xuồng lướt như tên bắn" sử dụng biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 3: Từ "xình xịch" trong bài thơ là:
A. Từ tượng thanh.
B. Từ tượng hình.
C. Từ ghép.
D. Từ láy.
Câu 4: Câu thơ “Cò ở dâu giật mình/ Bay lẫn vào mây trắng” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười