Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 27: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 27: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng. Bộ trắc nghiệm có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

BÀI 27: MỘT NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN PHẢI ĐỐI MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Một đoạn văn nêu ý kiến phản đối sự việc, hiện tượng cần có những phần nào?

A. Mở đầu, triển khai, kết thúc.

B. Giới thiệu sự việc, trình bày lý do, kết luận.

C. Giới thiệu vấn đề, đưa ra ý kiến phản đối, kết luận.

D. Mở bài, thân bài, kết luận.

Câu 2: Phần "Mở đầu" của đoạn văn nêu ý kiến phản đối cần làm gì?

A. Chỉ nêu rõ ý kiến phản đối.

B. Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối.

C. Đưa ra lý do phản đối.

D. Không cần giới thiệu sự việc.

Câu 3: Phần "Triển khai" của đoạn văn phản đối em cần làm gì?

A. Nêu lại sự việc.

B. Trình bày lý do và dẫn chứng bảo vệ ý kiến phản đối.

C. Chỉ viết lý do đơn giản.

D. Mô tả sự việc, không cần lý do.

Câu 4: Phần "Kết thúc" trong một đoạn văn nêu ý kiến phản đối thường làm gì?

A. Đưa ra các giải pháp thay thế.

B. Khẳng định lại ý kiến phản đối hoặc nêu ý nghĩa của việc phản đối.

C. Giới thiệu thêm về sự việc.

D. Đưa ra câu hỏi để người đọc suy nghĩ.

Câu 5: Khi phản đối một sự việc, đoạn văn có thể đưa ra những lí do nào?

A. Những lí do không liên quan đến vấn đề.

B. Những lí do hợp lý, rõ ràng và có dẫn chứng cụ thể.

C. Những lí do không có căn cứ.

D. Chỉ nêu cảm xúc cá nhân mà không cần lý do.

Câu 6: Đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng có thể sử dụng cách diễn đạt nào?

A. Trình bày rõ ràng quan điểm, diễn đạt mạch lạc, nhất quán.

B. Mạnh mẽ, quyết liệt mà không cần giải thích.

C. Không cần sự giải thích chi tiết.

D. Dùng từ ngữ dễ gây tổn thương người khác.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn nếu ý kiến phản đối sẽ thiếu thuyết phục nếu không có phần nào?

A. Phần mở đầu.

B. Phần lý do và dẫn chứng bảo vệ ý kiến phản đối.

C. Phần kết luận.

D. Phần câu hỏi cuối đoạn.

Câu 2: Đoạn văn sau có phải là ý kiến phản đối không?

"Tôi không đồng ý với việc trẻ em chơi điện tử quá nhiều. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và việc học của các em."

A. Có.

B. Không.

C. Không xác định được.

D. Đoạn văn này không rõ ràng.

Câu 3: Đoạn văn phản đối sự việc "Học sinh dùng điện thoại trong giờ học" sẽ cần có gì để thuyết phục hơn?

A. Nêu rõ lý do tại sao việc dùng điện thoại trong lớp là không tốt.

B. Chỉ đơn giản nói rằng "không nên dùng điện thoại".

C. Không cần lý do cụ thể.

D. Chỉ nêu cảm xúc bực tức của người viết.

Câu 4: Đoạn văn nêu ý kiến phản đối "Bỏ giờ học thể dục trong trường học" sẽ nêu lý do gì?

A. Thể dục giúp tăng cường sức khỏe, rèn luyện cơ thể và giảm căng thẳng cho học sinh.

B. Thể dục không cần thiết, chỉ làm mất thời gian học.

C. Học sinh không thích thể dục nên bỏ giờ học này.

D. Không có lý do rõ ràng.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 27: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay