Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Kết nối bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc. Bộ trắc nghiệm có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

BÀI 9: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT SỰ VIỆC

(15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc thường có mấy phần?

A. 2 phần.

B. 3 phần.

C. 4 phần.

D. 5 phần.

Câu 2: Phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cần làm gì?

A. Nêu ý nghĩa sự việc.

B. Giới thiệu sự việc và ấn tượng chung.

C. Phân tích chi tiết.

D. Kết luận sự việc.

Câu 3: Phần triển khai của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cần làm gì?

A. Giới thiệu sự việc.

B. Kết luận.

C. Tình cảm về chi tiết nổi bật của sự việc.

D. Nêu ấn tượng chung.

Câu 4: Phần kết thúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc không có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Nêu ý nghĩa sự việc.

B. Khẳng định lại tình cảm.

C. Giới thiệu nhân vật mới.

D. Kết luận về sự việc. 

Câu 5: Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc, điều quan trọng nhất là:

A. Dùng nhiều từ ngữ khó.

B. Thể hiện chân thật cảm xúc.

C. Viết thật dài.

D. Kể nhiều chi tiết.

Câu 6: Trong phần triển khai của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc, em nên:

A. Liệt kê tất cả chi tiết của sự việc rồi nêu tình cảm, cảm xúc.

B. Chọn chi tiết nổi bật nhất của sự việc để nêu tình cảm, cảm xúc.

C. Kể lại toàn bộ sự việc rồi nêu tình cảm, cảm xúc.

D. Nêu ý nghĩa của sự việc.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.

Câu 1: Điều gì khiến người viết đặc biệt nể phục Thạch Sanh?

A. Sức mạnh phi thường của chàng.

B. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng.

C. Khả năng chiến đấu giỏi.

D. Sự thông minh, tài trí.

Câu 2: Thạch Sanh sống như thế nào trong thời thơ ấu?

A. Giàu có, sung túc.

B. Bình thường, đầy đủ.

C. Mồ côi cha mẹ, nghèo khổ, cô đơn.

D. Trong cung điện.

Câu 3: Nhờ tài năng và bản lĩnh của mình, Thạch Sanh đã làm gì?

A. Khiến mình trở nên giàu có.

B. Dùng nó để mưu hại người khác.

C. Thạch sanh đã diệt ác, giúp dân.

D. Thạch sanh lấy của cải của dân.

Câu 4: Theo đoạn văn, đặc điểm nào thể hiện sự cao thượng của Thạch Sanh khi chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh?

A. Chiến đấu để được khen thưởng.

B. Chiến đấu để được nổi tiếng.

C. Chiến đấu vì muốn được công nhận.

D. Chiến đấu quên mình để cứu người, không mong chờ hồi đáp.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay