Trắc nghiệm vật lí 12 Bài 21: Điện từ trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Điện từ trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 21: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

(35 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

A. Có phương vuông góc với nhau

B. Cùng phương, ngược chiều

C. Cùng phương, cùng chiều

D. Có phương lệch nhau 45º

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy

B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín

C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy

D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín

Câu 3: Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì

A. Trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện

B. Trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện

C. Trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số

D. Trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện

Câu 4: Tìm phát biểu sai về điện từ trường

A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận

C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên

Câu 5: Ở đâu xuất hiện điện từ trường?

A. Xung quanh một điện tích đứng yên

B. Xung quanh một dòng điện không đổi

C. Xung quanh một ống dây điện

D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện

Câu 6: Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ

A. Có điện trường

B. Có từ trường

C. Có điện từ trường

D. Không có các trường nói trên

Câu 7: Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen?

A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường

B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ tường

C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy

D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường

Câu 8: Điện trường xoáy là điện trường

A. Có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ  

B. Giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi 

C. Của các điện tích đứng yên                                    

D. Có các đường sức không khép kín

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện  LC có điện trở đáng kể?

A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung

B. Năng lượng điện từ của mạch dđ biến đổi tuần hoàn theo thời gian 

C. Năng lượng điện từ của mạch dđ bằng năng lượng từ trường cực đại

D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện

Câu 10: Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy có

A. Đường sức là những đường cong khép kín

B. Đường sức bắt đầu ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

C. Độ lớn cường độ diện trường không đổi theo thời gian 

D. Đường sức điện song song với đường sức từ

Câu 11: Chọn phát biểu đúng

A. Điện từ trường lan truyền trong không gian với vận tốc truyền nhỏ hơn vận tốc ánh sáng

B. Một điện tích điểm dao động tạo ra một điện từ trường biến thiên lan truyền trong không gian

C. Điện trường chỉ tồn tại chung quanh điện tích

D.Từ trường chỉ tồn tại chung quanh nam châm

Câu 12: Điện trường xoáy không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Làm phát sinh từ trường biến thiên

B. Các đường sức không khép kín

C. Vectơ cường độ điện trường xoáy có phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ

D. Không tách rời từ trường biến thiên

Câu 13: Chọn câu phát biểu sai. Điện trường xoáy khác điện trường tĩnh ở chỗ

A. Có đường sức khép kín

B. Điện trường xoáy làm xuất hiện từ trường biến thiên, còn điện trường tĩnh thì không

C. Điện trường xoáy xuất hiện khi điện tích chuyển động thẳng đều, còn điện trường tĩnh chỉ xuất hiện khi điện tích đứng yên

D. Điện trường xoáy do từ trường biến thiên sinh ra

Câu 14: Khi một điện tích điểm dao động , xung quanh điện tích sẽ tồn tại.

A. Điện trường                          

B. Từ trường            

C. Điện từ trường                                

D. Trường hấp dẫn

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường

A. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau

B. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường

C. Tốc độ lan truyền của điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không

D. A, B, C đều đúng

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ dao động lệch pha nhau là

A.                      

B.                      

C.                       

D. 0

Câu 2: Một mạch dao động LC lí tưởng, điện tích của tụ điện trong mạch biến thiên phụ thuộc vào thời gian theo phương trình . Câu phát biểu nào sau đây về mạch dao động là đúng

A. Điện tích của tụ điện trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số f

B. Dòng điện chạy qua cuộn cảm L trong mạch biến thiên điều hòa với tần số f

C. Năng lượng của mạch biến thiên tuần hoàn với tần số f

D. Năng lượng từ trường của mạch biến thiên tuần hoàn với tần số f

Câu 3: Một mạch dao động LC lí tưởng có C = 5 μF, L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là Umax = 6V. Khi hiệu điện thế trên tụ là U = 4V thì độ lớn của cường độ của dòng trong mạch là

A. i = 4,47 A

B. i = 2 A

C. i = 2 mA

D. i = 44,7 mA

Câu 4: Mạch dao động điện từ LC có L=4.10-2H và C=4.10-6F. Tần số góc của dao động bằng

A. 4.104 (rad/s)     

B. 4.105 (rad/s)         

C. 25.105 (rad/s)

D. 25.104 (rad/s)     

Câu 5: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 9 μH và tụ điện C. Năng lượng điện từ trong mạch dao động là W = 7,2.10-7 J. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện là

A. 0,1 A           

B. 0,2 A

C. 0,4 A           

D. 0,5 A

Câu 6: Mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là . Năng lượng điện từ của mạch bằng

A.     

B.

C.                 

D.

Câu 7: Cho mạch LC dao động với chu kì T = 40 ms. Năng lượng từ trường tức thời trong cuộn dây thuần cảm L biến thiên điều hoà với chu kì T’ có giá trị bằng

A. 80 ms            

B. 20 ms

C. 40 ms           

D. 10 ms

Câu 8: Cường độ dòng điện trong mạch dao động LC có biểu thức i = 9cosωt (mA). Vào thời điểm năng lượng điện trường bằng 8 lần năng lượng từ trường thì cường độ dòng điện i bằng

A. 3 mA            

B. mA

C. mA        

D. 1 mA

Câu 9: Một mạch dao động LC khi hoạt động thì cường độ dòng điện có giá trị cực đại là 50 mA. Tính cường độ dòng điện khi năng lượng điện trường bằng 75% năng lượng điện từ của mạch.

A. 25 mA             

B. 43,3 mA

C. 12 mA             

D. 3 mA

Câu 10: Mạch dao động LC dao động điều hoà, năng lượng tổng cộng được chuyển từ điện năng trong tụ điện thành từ năng trong cuộn cảm mất 1,50 μs. Chu kỳ dao động của mạch là

A. 1,5 μs             

B. 3,0 μs

C. 0,75 μs             

D. 6,0 μs

Câu 11: Trong mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là . Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là  thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng

A.

B.

C.  

D.

Câu 12: Chọn câu kết luận đúng trong các câu dưới đây

A. Năng lượng điện trường của tụ điệntại mỗi thời điểm t được tính bởi . Trong đó  là điện tích ban đầu của tụ điện sau khi được tích điện

B. Năng lượng từ trường của cuộn cảm tại mỗi thời điểm t được tính bởi . Trong đó  là điện tích ban đầu của tụ điện sau khi được tích điện

C. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch dao động là không thay đổi. Năng lượng của mạch dao động được bảo toàn và có độ lớn

D. Khi cuộn cảm có điện trở đáng kể thì một phần năng lượng ban đầu bị chuyển hóa thành nội năng nên dao động tắt dần, có biên độ và tần số dao động giảm dần theo thời gian

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,2 μF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 7,3 mH. Ban đầu tụ điện có điện tích cực đại. Sau thời gian bao lâu kể từ thời điểm ban đầu thì năng lượng điện trường của tụ điện bằng năng lượng từ trường của ống dây

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Mạch dao động LC dao động điều hoà với tần số góc 7rad/s.Tại thời điểm ban đầu điện tích của tụ đạt giá trị cực đại. Thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm ban đầu để năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là

A.

B.

C.

D.

Câu 3: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung  và cuộn dây có độ tự cảm L. Điện trở thuần của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của năng lượng từ trường trong cuộn dây là . Xác định giá trị điện tích lớn nhất của tụ

A.

B.

C.

D.

Câu 4: Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm 0,2 H và tụ điện có điện dung 10 μF thực hiện dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động là 0,012 A. Khi cường độ dòng điện tức thời trong mạch là 0,01 A thì điện áp tức thời giữa hai bản tụ có độ lớn là

A. 5,4 V             

B. 1,7 V

C. 1,2 V            

D. 0,94 V

Câu 5: Một mạch dao động điện từ gồm tụ C = 5 μF và cuộn thuần cảm L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại hai đầu tụ điện là 12 V. Tại thời điểm hiệu điện thế hai đầu cuộn dây là 8 V thì năng lượng từ trường trong mạch là

A.

B.

C.

D.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện i = 0,12cos2000t (i tính bằng A, t tính bằng s). Ở thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch bằng một nửa cường độ hiệu dụng thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn bằng

A.                                                     

B.              

C.     

D.

Câu 2: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L. Nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E điện trở trong r vào 2 đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, cắt nguồn thì trong mạch LC có dao động điện từ với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là . Biết . Tỉ số giữa  và E là

A. 10             

B. 100

C. 5             

D. 25

Câu 3: Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tụ cảm L = 0,125 H. Mạch được cung cấp một năng lượng 25 μJ bằng cách mắc tụ vào nguồn điện một chiều có suất điện động E. Khi mạch dao động thì dòng điện tức thời trong mạch là . Suất điện động E của nguồn có giá trị là

A. 12 V             

B. 13 V

C. 11 V

D. 10 V            

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay