Trắc nghiệm vật lí 12 Bài 28: Tia X

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: Tia X. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 28: TIA X

(35 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Tia X

A. Có bản chất giống với tia α

B. Có một số tác dụng như tia tử ngoại

C. Chỉ được tạo ra từ ống Rơnghen

D. Có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng

Câu 2: Tia X không có công dụng

A. Làm tác nhân gây ion hóa

B. Chữa bệnh ung thư

C. Sưởi ấm

D. Chiếu điện, chụp điện

Câu 3: Tia X

A. Là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại

B. Một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500C

C. Không có khả năng đâm xuyên

D. Được phát ra từ đèn điện

Câu 4: Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây ?

A. Cho một chùm electron tốc độ nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn

B. Cho một chùm electron tốc độ nhỏ bắn vào một kim loại

C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn

D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại

Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia X?

A. Hủy diệt tế bào

B. Gây ra hiện tượng quang điện

C. Làm ion hóa không khí

D. Xuyên qua tấm chì dày hàng xentimét

Câu 6: Tính chất nổi bật của tia X là

A. Tác dụng lên kính ảnh

B. Làm phát quang một số chất

C. Khả năng đâm xuyên

D. Làm ion hóa không khí

Câu 7: Có thể nhận biết tia X bằng

A. Chụp ảnh

B. Tế bào quang điện  

C. Màn huỳnh quang

D. Các câu trên đều đúng

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng

B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh

C. Tia X là bức xạ có thể nhìn thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang

D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người

Câu 9: Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với tia tử ngoại là

A. Tác dụng lên kính ảnh

B. Khả năng ion hóa chất khí

C. Tác dụng làm phát quang nhiều chất

D. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là không đúng ?

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra

C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện

D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật

Câu 11: Tia Rơnghen là

A. Dòng hạt mang điện tích

B. Sóng điện từ có bước sóng rất ngắn

C. Sóng điện từ có bước sóng dài

D. Sóng vô tuyến

Câu 12: Tính chất nào sau đây là sai đối với tia Rơnghen ?

A. Tia Rơnghen mang năng lượng

B. Tia Rơnghen làm hủy diệt tế bào

C. Trong chân không, tia Rơnghen cứng và tia Rơnghen mềm có cùng vận tốc

D. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt càng lớn thì tia Rơnghen bức xạ ra có bước sóng càng dài

Câu 13: Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen và tia gamma đều là

A. Sóng cơ học

B. Sóng điện từ

C. Sóng ánh sáng

D. Sóng vô tuyến

Câu 14: Tia nào sau đây không do các vật bị nung nóng phát ra ?

A. Ánh sáng nhìn thấy

B. Tia hồng ngoại

C. Tia tử ngoại

D. Tia X

Câu 15: Chọn câu trả lời không đúng

A. Tia X có năng lượng lớn vì có bước sóng lớn

B. Tia X được phát hiện bởi nhà bác học Rơnghen

C. Tia X không bị lệch trong điện trường và trong từ trường

D. Tia X là sóng điện từ

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen và ánh sáng nhìn thấy được theo thứ tự giảm dần của tần số thì ta có dãy sau

A. Tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia Rơnghen

B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng thấy được

C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng thấy được

D. Tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại

Câu 2: Tia tử ngoại và tia Rơnghen có tính chất chung nào sau đây

A. Dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện

B. Ion hoá không khí

C. Nguồn phát là các vật nung nóng trên 3000°C

D. Dễ dàng xuyên qua tấm nhôm dày vài xentimét

Câu 3: Trong y học và công nghiệp, tia Rơnghen không được phép sử dụng vào mục đích

A. Chụp điện phát hiện chỗ xương bị gãy

B. Phát hiện lỗ hổng bên trong sản phẩm đúc

C. Phát hiện giới tính thai nhi

D. Điều trị ung thư gần da

Câu 4: Gọi l1, l2, l3, l4, l5 lần lượt là độ dài bước sóng của tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến cực ngắn, và ánh sáng màu lục. Thứ tự giảm dần của độ dài bước sóng được sắp xếp như sau

A. l1> l2> l3>l4>l5

B. l4> l3> l5>l1>l2

C. l2> l1> l5>l3>l4

D. l1> l2> l4>l1>l2

Câu 5: Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. Tia hồng ngoại

B. Tia tử ngoại

C. Tia gamma

D. Tia Rơnghen

Câu 6: Trong ống Rơn – ghen, phần lớn động năng của các êlectron khi đến đối catôt

A. Bị phản xạ trở lại

B. Truyền qua đối catôt

C. Chuyển thành năng lượng tia Rơn – ghen

D. Chuyển thành nội năng làm nóng đối catôt

Câu 7: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen không có tính chất chung nào nêu dưới đây?

A. Đều có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy

B. Đều là sóng điện từ

C. Đều có tốc độ bằng nhau trong chân không

D. Đều có tính chất sóng

Câu 8: Chọn kết luận đúng. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều là

A. Sóng vô tuyến, có bước sóng khác nhau

B. Sóng cơ học, có bước sóng khác nhau

C. Sóng điện từ có tần số khác nhau

D. Sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau

Câu 9: Tia Rơnghen được phát ra trong ống Rơnghen là do

A. Từ trường của dòng eleectron chuyển động từ catốt sang đối catốt bị thay đổi mạnh khi electron bị hãm đột ngột bởi đối catốt

B. Đối catốt bị nung nóng mạnh                     

C. Phát xạ electron từ đối catốt

D. Các electron năng lượng cao xuyên sâu vào các lớp vỏ bên trong của nguyên tử đối catốt, tương tác với hạt nhân và các lớp vỏ này

Câu 10: Người ta không dùng tia Rơnghen trong công việc gì nêu sau đây?

A. Chụp ảnh trong đêm

B. Kiểm tra chất lượng các sản phẩm đúc

C. Chữa bệnh ung thư

D. Chụp, chiếu điện

Câu 11: Kí hiệu các loại bức xạ như sau (I) Ánh sáng nhìn thấy; (II) Tia tử ngoại; (III) Tia hồng ngoại. Một bóng đèn thủy ngân ở các cột chiếu sáng đường phố sẽ phát ra những loại bức xạ nào kể trên?

A. Chỉ (I)

B. (II) và (III)

C. (I) và (II)

D. Cả (I), (II) và (III)

Câu 12: Để tạo một chùm tia X, chỉ cần phóng một chùm êlectron có vận tốc lớn, cho đập vào

A. Một vật rắn bất kì

B. Một vật rắn có nguyên tử lượng lớn

C. Một vật rắn, lỏng, khí bất kì

D. Một vật rắn hoặc lỏng bất kì

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Một ống tia X có hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 15 kV, cường độ dòng điện chạy qua ống là 20 mA. Bỏ qua tốc độ ban đầu của các electron khi bắn ra khỏi catôt. Tính vận tốc của electron khi đập vào đối catôt?

A. 7,3.107 m/s

B.  8,3.107 m/s

C. 7,5.107 m/s

D. 1,3.108 m/s

Câu 2: Một ống phát tia X phát ra chùm tia X có bước sóng nhỏ nhất là 0,78 nm. Nếu tăng điện áp giữa anôt và catôt thêm 20% điện áp ban đầu thì tia X có bước sóng nhỏ nhất là

A. 0,55 nm

B. 0,65 nm       

C. 0,68 nm       

D. 0,72 nm

Câu 3: Một ống phát tia Rơn–ghen phát ra tia Rơn–ghen có bước sóng nhỏ nhất là 2 nm. Biết khối lượng của êlectron là kg. Tốc độ cực đại của các êlectron đập vào anôt là

A.

B. 

C. 

D.

Câu 4: Một ống phát tia X phóng ra chùm tia X có bước sóng nhỏ nhất là 0,854 nm. Nếu tăng điện áp giữa anôt và catôt thêm 40% điện áp ban đầu thì tia X do ống phát ra có bước sóng nhỏ nhất là

A. 0,52 nm       

B. 0,61 nm

C. 0,68 nm       

D. 0,75 nm

Câu 5: Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống phát tia Rơn – ghen là 18,85 kV. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectron. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơn – ghen do ống phát ra là

A. 6,6.10-7 m

B. 2,2.10-10 m

C. 6,6.10-8 m

D. 6,6.10-11 m

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trong thí nghiệm tạo tia X ở ống phát tia Rơn – ghen, điện áp đặt vào anôt và catôt của ống là U. Động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt không đáng kể. Bước sóng nhỏ nhất của các tia X được phát ra sẽ

A. Tỉ lệ thuận với U

B. Tỉ lệ nghịch với U

C. Tỉ lệ thuận với

D. Tỉ lệ nghịch với

Câu 2: Trong một ống tia X, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 20 kV, dòng điện trong ống là 12 mA. Giả sử chỉ có 0,5% động năng của chùm electron khi đập vào đối catôt được chuyển thành năng lượng của tia X. Chùm tia X có công suất là

A. 0,1 W

B. 2,0 W

C. 1,2 W

D. 240 W

Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống phát tia Rơnghen thêm 2 kV, thì tốc độ của các electron đến anot tăng thêm 107 m/s. Bỏ qua tốc độ ban đầu của các electron khi bắn ra khỏi catôt. Khi chưa tăng hiệu điện thế tốc độ của các electron đến anôt là

A. 108 m/s

B. 8.107 m/s

C. 1,55.108 m/s

D. 3.107 m/s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay