Trắc nghiệm vật lí 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 39: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH

(30 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Phản ứng nhiệt hạch là sự

A. Phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự toả nhiệt

B. Kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao

C. Phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn

D. Kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao

Câu 2: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân

A. Có thể xảy ra ở nhiệt độ thường                                              

B. Cần một nhiệt độ rất cao mới thực hiện được

C. Hấp thụ một nhiệt lượng lớn

D. Trong đó hạt nhân của các nguyên tử bị nung chảy thành các nuclôn

Câu 3: Tìm kết luận sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch

A. Tỏa ra năng lượng lớn                                 

B. Tạo ra chất thải thân thiện với môi trường

C. Xảy ra khi có khối lượng vượt khối lượng tới hạn     

D. Xảy ra ở nhiệt độ cao (từ chục đến trăm triệu độ)

Câu 4: Điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra là

A. Các hạt nhân nhẹ ban đầu phải ở trong điều kiện nhiệt độ rất cao

B. Số n trung bình sinh ra phải lớn hơn 1

C. Ban đầu phải có 1 nơtron chậm

D. Phải thực hiện phản ứng trong lòng mặt trời hoặc trong lòng các ngôi sao

Câu 5: Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì

A. Một phản ứng toả, một phản ứng thu năng lượng

B. Một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao

C. Một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn

D. Một phản ứng diễn biến chậm, phản kia rất nhanh

Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch?

A. Là loại phản ứng toả năng lượng

B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao

C. Hiện nay, các phản ứng nhiệt hạch đã xảy ra dưới dạng không kiểm soát được

D. Là loại phản ứng xảy ra ở nhiệt độ bình thường

Câu 7: Người ta quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch là vì

A. Phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng                             

B. Nhiên liêu nhiệt hạch hầu như vô hạn

C. Phản ứng nhiệt hạch “sạch” hơn phản ứng phân hạch

D. Cả 3 lí do trên

Câu 8: Phản ứng nhiệt hạch là

A. Phản ứng hạt nhân thu năng lượng

B. Phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặng

C. Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời

D. Sự tách hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao

Câu 9: Cho phản ứng hạt nhân  +    + n + 3,25MeV. Phản ứng này là

A. Phản ứng phân hạch             

B. Phản ứng thu năng lượng

C. Phản ứng nhiệt hạch             

D. Phản ứng không toả, không thu năng lượng

Câu 10: Chọn câu sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch

A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng toả năng lượng

B. Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao                                     

C. Phản ứng nhiệt hạch con người chưa thể kiểm soát được

D. Phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở nhiệt độ cao nên gọi là phản ứng thu năng lượng

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Do sự phát bức xạ nên mỗi ngày khối lượng Mặt Trời giảm một lượng 3,744.1014 kg. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Công suất bức xạ trung bình của Mặt Trời bằng

A. 6,9.1015 MW                     

B. 3,9.1020 MW                     

C. 5,9.1010 MW            

D. 4,9.1040 MW 

Câu 2: Xét phản ứng nhiệt hạch ; biết mH = 2,0135u; mHe  = 3,0149u; mn = 1,0087u. Với 1g nhiên liệu  thì tỏa ra năng lượng

A. 7,6.1010J           

B. 15,3.1010J                   

C. 4,8.1023J           

D. 9,6.1023J

Câu 3: Xét phản ứng nhiệt hạch . Cho mD = 2,0136u; m= 3,0160u, mp = 1,0073u, 1u = 931,5 MeV/c2. Tính năng lượng mà phản ứng tỏa ra

A. 2,54MeV          

B. 3,63MeV          

C. 4,65MeV          

D. 5,21MeV

Câu 4: Xét phản ứng nhiệt hạch . Cho mD = 2,0136u; m= 3,0160u, mp = 1,0073u, 1u = 931,5 MeV/c2. Tính năng lượng có thể thu được từ 1kg nước thường, nếu toàn bộ đơtêri rút ra làm nhiên liệu hạt nhân (biết đơtêri chiếm 0,015% trong nước thường)

A 2,62.108J           

B. 3,02.107J          

C. 2,62.109J          

D. 4,22.109J

Câu 5: Cho phản ứng nhiệt hạch

Biết mD = 2,0136u; mT = 3,0160u; mn = 1,0087u và m= 4,0015u; Nước tự nhiên có chứa 0,015% nước nặng D2O. Nếu dùng toàn bộ đơteri có trong 0,5m3 nước để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là

A. 7,8.1012J           

B. 1,3.1013J           

C. 2,6.1014J           

D. 5,2.1015J

Câu 6: Tính năng lượng được giải phóng khi tổng hợp hai hạt nhân đơtêri thành một hạt α trong phản ứng nhiệt hạch? Cho biết khối lượng của các hạt mD = 2,01402u; mα = 4,0015u; 1uc2 = 931 (MeV).

A. 26,4 (MeV)        

B. 27,4 (MeV)                                        

C. 24,7 (MeV)                                        

D. 27,8 (MeV)

Câu 7: Tìm phát biểu sai về phản ứng nhiệt hạch

A. Là sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn cũng toả ra năng lượng

B. Mỗi phản ứng nhiệt hạch toả ra năng lượng bé hơn một phản ứng phân hạch, nhưng tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch toả ra năng lượng nhiều hơn

C. Phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều, làm nóng môi trường xung quanh nên gọi là phản ứng nhiệt hạch

D. Bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch không kiểm soát được

Câu 8: Chọn đáp án câu sai

A. Nguồn gốc năng lượng mặt trời và các vì sao là do chuỗi liên tiếp các phản ứng nhiệt hạch xảy ra

B. Trên trái đất con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch: trong quả bom gọi là bom H; trong các nhà máy điện nguyên tử

C. Nguồn nhiên liệu để thực hiện phản ứng nhiệt hạch rất dễ kiếm, vì đó là đơteri và triti có sẵn trong nước biển

D. Phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm lớn là bảo vệ môi trường tốt vì chất thải sạch, không gây ô nhiễm môi trường

Câu 9: So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng

A. Một phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch

B. Cùng khối lượng, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch

C. Phản ứng phân hạch sạch hơn phản ứng nhiệt hạch

D. Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không

Câu 10: Để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân

đủ lớn?

A. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân, nhằm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm

cho các hạt nhân kết hợp được với nhau

B. Để tăng cơ hội để các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau

C. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với

nhau

D. Để giảm khoảng cách hạt nhân tới bán kính tác dụng

Câu 11: Chọn đáp án câu sai khi nói về phản ứng phân hạch, nhiệt hạch?

A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn

B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao (hàng trăm triệu độ) nên gọi là phản ứng nhiệt hạch

C. Xét năng lượng toả ra trên một đơn vị khối lượng thì phản ứng nhiệt hạch toả ra năng lượng lớn hơn nhiều phản ứng phân hạch

D. Một phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng nhiều hơn một phản ứng phân hạch

Câu 12: Để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, vì sao cần điều kiện nhiệt độ cao hàng

chục triệu độ ?

A. Để các electron bứt khỏi nguyên tử, tạo điều kiện cho các hạt nhân tiếp xúc và

kết hợp với nhau

B. Để phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử tham gia phản ứng, kết hợp tạo thành hạt

nhân nguyên tử mới

C. Để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Cu-lông giữa các hạt nhân

D. Cả A và B

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Mặt trời có khối lượng 2.1030 kg và công suất bức xạ 3,8.1026 W. Nếu công suất bức xạ không đổi thì sau 1 tỉ năm nữa khối lượng mặt trời giảm đi bao nhiêu phần trăm so với khối lượng hiện nay. Lấy 1 năm = 365 ngày.

A. 0,07%                                

B. 0,005%                   

C. 0,05%                      

D. 0,007%

Câu 2: Do sự phát bức xạ nên mỗi ngày (86400 s) khối lượng Mặt Trời giảm một lượng nào đó. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là . Công suất bức xạ (phát xạ) trung bình của mặt trời bằng . Hỏi mỗi ngày Mặt Trời có khối lượng giảm bao nhiêu kg?

A. 3,744.kg

B. 3,744.kg

C. 3,744.kg

D. 3,744.kg

Câu 3: Mặt trời có khối lượng và công suất bức xạ . Nếu công suất bức xạ không đổi thì sau bao lâu khối lượng giảm đi 0,01%? Xem 1 năm có 365 ngày

A. 0,85 tỉ năm       

B. 1,46 tỉ năm     

C. 1,54 tỉ năm      

D. 2,12 tỉ năm

Câu 4: Trong phản ứng tổng hợp Hêli . Biết mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u; mHe = 4,0015u,  1u = 931,5MeV/c2. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4,19 kJ/kg.K. Nếu tổng hợp Hêli từ 1 (g) liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi một nước ở 00C là

A. 4,25.10kg              

B. 5,7.10kg                         

C. 7,25. 10kg                      

D. 9,1.10kg

Câu 5: Cho phản ứng hạt nhân . Nước trong tự nhiên chứa 0,05% nước nặng D2O. Cho biết khối lượng mol của D2O bằng 20 g/mol số Avôgađrô NA = 6,02.1023. Nếu dùng toàn bộ D có trong 1 (kg) nước để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là

A. 8,7.109 (J)              

B. 2,7.109 (J)                

C. 2,5.109 (J)               

D. 5,2.109 (J)

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Mặt Trời có công suất bức xạ toàn phần 3,8.1026 (W). Giả thiết sau mỗi giây trên Mặt Trời có 200 (triệu tấn) Hêli được tạo ra do kết quả của chu trình cacbon - nitơ . Chu trình này đóng góp bao nhiêu phần trăm vào công suất bức xạ của Mặt Trời. Biết mỗi chu trình toả ra năng lượng 26,8 MeV.

A. 32%     

B. 33%   

C. 34%      

D. 35%

Câu 2: Giả sử ở một ngôi sao, sau khi chuyển hóa toàn bộ hạt nhân hidrô thành hạt nhân  thì ngôi sao lúc này chỉ có  với khối lượng 4,6.1032 kg. Tiếp theo đó,  chuyển hóa thành hạt nhân  thông qua quá trình tổng hợp . Coi toàn bộ năng lượng tỏa ra từ quá trình tổng hợp này đều được phát ra với công suất trung bình là P. Cho biết 1 năm bằng 365,25 ngày, khối lượng mol của  là 4g/mol, số A – vô – ga –đrô N= 6,02.1023 mol1, l eV = 1,6.1019 J. Thời gian để chuyển hóa hết  ở ngôi sao này thành vào khoảng 160 triệu năm. Tính P

A. 5,3.1030 W     

B. 4,6.1030 W              

C. 4,5.1035 W               

D. 4,8.1032 W

Câu 3: Giả sử ở một ngôi sao, sau khi chuyển hóa toàn bộ hạt nhân hidrô thành hạt nhân  thì ngôi sao lúc này chỉ có  với khối lượng 4,6.1032 kg. Tiếp theo đó,  chuyển hóa thành hạt nhân  thông qua quá trình tổng hợp . Coi toàn bộ năng lượng tỏa ra từ quá trình tổng hợp này đều được phát ra với công suất trung bình là 5,3.1030 W. Cho biết: 1 năm bằng 365,25 ngày, khối lượng mol của  là 4g/mol, số A – vô – ga –đrô NA= 6,02.1023 mol1, l eV = 1,6.1019 J. Thời gian để chuyển hóa hết  ở ngôi sao này thành vào khoảng

A. 481,5 triệu năm                

B. 481,5 nghìn năm            

C. 160,5 nghìn năm     

D. 160,5 triệu năm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay