Trắc nghiệm vật lí 12 Bài 22: Sóng điện từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22: Sóng điện từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 22: SÓNG ĐIỆN TỪ

(35 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Sóng điện từ

A. Là sóng dọc                          

B. Không truyền được trong chân không   

C. Không mang năng lượng                

D. Là sóng ngang

Câu 2:Sóng được đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là

A. Sóng trung          

B. Sóng cực ngắn

C. Sóng ngắn           

D. Sóng dài

Câu3:Ánh sáng có bản chất điện từ

A. Khi ánh sáng có bước sóng λ ngắn

B. Khi ánh sáng có bước sóng λ dài

C. Khi ánh sáng có bước sóng λ trung bình

D. Với mọi bước sóng λ

Câu 4: Sóng nào sau đây không phải sóng điện từ?

A. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy

B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio)

C. Sóng của đài truyền hình (sóng ti vi)

D. Sóng điện thoại

Câu 5:Sóng âm và sóng điện từ

A. Loại siêu âm và vi sóng đều truyền được đi xa trong vũ trụ

B. Có thể truyền được trong không khí và trong chân không

C. Có bước sóng giảm xuống khi truyền từ không khí vào nước

D. Có thể phản xạ, nhiễu xạ và giao thoa

Câu 6:Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì

A. Tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm

B. Tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng

C. Tốc độ truyền sáng tăng, bước sóng giảm

D. Tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng

Câu 7:Khi nói về sóng ngắn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li

B. Sóng ngắn không truyền được trong chân không

C. Sóng ngắn phản xạ tốt trên mặt đất

D. Sóng ngắn có mang năng lượng

Câu 8: Sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong miền

A. Từ hàng trăm đến hàng nghìn mét

B. Từ vài vạn nm đến vài chục vạn nm

C. Từ vài ngàn nm đến vài chục ngàn nm

D. Từ vài chục nm đến vài trăm nm

Câu 9:Sóng điện từ

A. Có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương

B. Là điện từ trường lan truyền trong không gian

C. Là sóng dọc hoặc sóng ngang

D. Không truyền được trong chân không

Câu10:Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng điện từ

A. Sóng điện từ truyền được trong chân không       

B. Sóng điện từ là sóng dọc

C. Sóng điện từ là sóng ngang            

D. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số

Câu 11: Trong thông tin vũ trụ người ta thường dùng sóng

A. Vô tuyến cực dài vì năng lượng sóng lớn

B. Sóng trung vì bị tầng điện li phản xạ

C. Vô tuyến cực ngắn vì có năng lượng lớn

D. Sóng ngắn vì bị tầng điện li phản xạ

Câu 12:Anten thu thông thường là loại anten cảm ứng mạnh với thành phần nào của điện từ trường

A. Không cảm ứng mạnh với thành phần nào                             

B. Thành phần từ trường B

C. Cả 2 thành phần B và E                                       

D. Thành phần điện trường E

Câu 13: Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ dao động lệch pha nhau là

A.                      

B.            

C.                                           

D. 0

Câu 14: Chọn phát biểu sai. Sóng vô tuyến cực ngắn

A. Ít bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ

B. Có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng

C. Được dùng trong thông tin vũ trụ

D. Không được dùng trong vô tuyến truyền thanh

Câu 15: Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn là

A. Nhà sàn            

B. Nhà lá               

C. Nhà gạch          

D. Nhà bê tông

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1:Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vecto cảm ứng từ  và vecto điện trường  luôn

A. Dao động vuông pha

B. Dao động cùng pha

C. Dao động cùng phương với phương truyền sóng

D. Cùng phương và vuông góc với phương truyền sóng

Câu 2:Một mạch dao động LC đang bức xạ ra sóng trung, để mạch đó bức xạ ra sóng ngắn thì phải

A. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp

B. Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp

C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp

D. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp

Câu 3:Một mạch dao động LC đang thu được sóng ngắn. Để mạch có thể thu được sóng trung thì phải

A. Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp

B. Mắc song song thêm vào mạch một cuộn dây có độ tự cảm thích hợp

C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp

D. Dùng điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi nhỏ hơn

Câu 4:Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại

A. Sóng dài

B. Sóng cực ngắn

C. Sóng trung

D. Sóng ngắn

Câu 5: Chọn câu trả lời sai. Trong mạch dao động LC, bước sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra trong chân không là

A.               

B.  

C.    

D.  

Câu 6: Sóng điện từ trong chân không có bước sóng bằng 2000m, tần số của sóng điện từ đó là

A. f = 150kHz

B. f = 15kHz

C. f = 50kHz

D. f = 1500kHz

Câu 7: Kí hiệu các loại sóng điện từ như sau (1) sóng dài ; (2) sóng trung ; (3) sóng ngắn ; (4) sóng cực ngắn. Những sóng điện từ nào kể trên đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ khác nhau?

A. Chỉ (10)

B. (2) và (3)

C. (1), (2) và (3)

D. (3) và (4)

Câu 8: Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì thu được sóng điện từ có λ = 100 m, khi thay tụ C bằng tụ C thì mạch thu được sóng λ = 75 m. Khi mắc hai tụ nối tiếp với nhau rồi mắc vào mạch thì bắt được sóng có bước sóng là

A. 40 m             

B. 80 m

C. 60 m             

D. 120 m

Câu 9: Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là

A. λ = 2000km

B. λ = 2000m         

C. λ = 1000m          

D. λ = 1000km

Câu 10: Một máy phát sóng điện từ gồm một cuộn cảm L, một tụ điện có điện dung C, phát ra sóng điện từ có bước có bước sóng λ = 50 m, thay tụ điện C bằng tụ điện C’ thì λ' = 100 m. Nếu ghép nối tiếp C và C’ thì bước sóng phát ra là

A. 44,72 m             

B. 89,44 m

C. 59,9 m             

D. 111,8 m

Câu 11:Một mạch chọn sóng là mạch dao động LC có L = 2 mH, C = 8 pF. Lấy π2 = 10. Mạch trên thu được sóng vô tuyến có bước sóng nào dưới đây trong môi trường không khí?

A. λ = 120 m     

B. λ = 240 m

C. λ = 12 m.     

D. λ = 24 m

Câu 12: Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ  có bước sóng là

A. 300 m      

B. 0,3 m   

C. 30 m     

D. 3 m

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1:Một mạch dao động ở lối vào của máy thu thanh gồm tụ điện có điện dung thay đổi được từ 25 nF đến 600 nF và một cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Máy có thể thu được sóng điện từ có bước sóng từ 10 m đến 450 m. Giá trị của L thỏa mãn

A. 1,4.10-7 H ≤ L ≤ 1, 876.10-7 H

B. 1,126.10-9 H ≤ L ≤ 95.10-7 H

C. 11,26.10-8 H ≤ L ≤ 95.10-7 H

D. 1,126.10-9 H ≤ L ≤ 0,95.10-7 H

Câu 2:Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là

A. λ = 70m

B. λ = 100m             

C. λ = 68m

D. λ = 140m

Câu 3:Mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1 mH và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Để mạch có thể cộng hưởng với các tần số từ 2 MHz đến 5 MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng

A. 100 μF ≤ C ≤ 625 μF

B. 10 nF ≤ C ≤ 62,5 pF

C. 1 pF ≤ C ≤ 6,25 pF

D. 0,1 μF ≤ C ≤ 6,25 μF

Câu 4: Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện dao đông điên từ tự do. Để bước sóng mạch dao động thu được giảm đi 3 lần thì phải thay tụ điện C bằng tụ điện C’ có giá trị

A. C’ = 3C             

B.

C. C’ = 9C             

D.

Câu 5: Tụ xoay gồm tất cả 19 tấm tôn có diện tích , khoảng khắc giữa hai tấm liên tiếp là d = 1mm. Tính điện dung của tụ xoay. Mắc hai đầu tụ xoay với cuộn cảm L = 5mH. Hỏi khung dao động này có thể thu sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu?

A. 134m 

B. 786m

C. 942m

D. 656m

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Một sóng ngang tần số 100Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với vận tốc 60m/s. M và N là hai điểm trên dây cách nhau 0,75m và sóng truyền theo chiều từ M tới N. Chọn trục biểu diễn li độ cho các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động    đi xuống.Tại thời điểm đó N sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là

A. Dương, đi xuống    

B. Âm, đi xuống    

C. Âm, đi lên

D. Dương, đi lên

Câu 2: Một mạch dao động tần số có thể biến đổi trong khoảng từ 10 MHz đến 160 MHz bằng cách thay đổi khoảng cách giữa hai bản tụ phẳng. Với dải tần số này thì khoảng cách giữa các bản tụ thay đổi

A. 160 lần             

B. 16 lần

C. 256 lần             

D. 4 lần

Câu 3: Ba mạch dao động điện từ lí tưởng gồm các tụ điện giống hệt nhau, các cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm là L1, L2 và L1 nối tiếp L2. Tần số của mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là 1 MHz và 0,75 MHz, tốc độ ánh sáng truyền trong chân không là c = 3.108 m/s. Bước sóng mà mạch thứ ba bắt được là

A. 400 m             

B. 500 m

C. 300 m             

D. 700 m

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay