Trắc nghiệm vật lí 12 Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 23: NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

(30 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt sóng là

A. Dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch

B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch

C. Dao động tắt dần có tần số bằng tần số riêng của mạch

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ?

A. Không thể có một thiết bị vừa thu vừa phát sóng điện từ

B. Để thu sóng điện từ cần dùng một ăng ten

C. Nhờ có ăng ten mà ta có thể chọn lọc được sóng cần thu

D. Để phát sóng điện từ phải mắc phối hợp một máy dao động điều hoà với một ăng ten

Câu 3: Nếu quy ước: 1 – chọn sóng, 2 – tách sóng, 3 -  khuyếch đại âm tần, 4 – khuyếch đại cao tần, 5 – chuyển thành sóng âm. Việc thu sóng điện từ trong máy thu thanh phải qua các giai đoạn nào, với thứ tự nào?

A. 1, 2, 5, 4, 3

B. 1, 3, 2, 4, 5

C. 1, 4, 2, 3, 5

D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 4: Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?

A. Mạch biến điệu

B. Anten thu

C. Mạch khuếch đại

D. Mạch tách sóng

Câu 5: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?

A. Mạch biến điệu         

B. Mạch tách sóng

C. Mạch khuếch đại          

D. Anten

Câu 6: Chọn một câu đúng khi nói về máy phát thanh đơn giản

A. Sóng mang là sóng điện từ có biên độ lớn do máy phát dao động điện từ duy trì tạo ra

B. Micro là dụng cụ làm tăng cường độ của sóng âm, làm ta nghe rõ hơn

C. Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng âm tần

D. Biến điệu biên độ là làm cho biên độ của sóng cao tần biến đổi với tần số bằng tần số của sóng âm tần

Câu 7: Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và thu sóng vô tuyến?

A. Máy thu thanh  

B. Máy thu hình    

C. Smartphone                

D. Cái điều khiển tivi

Câu 8: Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng

A. Phản xạ sóng điện từ                      

B. Giao thoa sóng điện từ

C. Khúc xạ sóng điện từ                                

D. Cộng hưởng sóng điện từ

Câu 9: Trong “máy bắn tốc độ“ xe cộ trên đường

A. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến                

B. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến

C. Có cả máy phát và thu sóng vô tuyến                 

D. Không có máy phát và thu sóng vô tuyến

Câu 10: Biến điệu sóng điện từ là gì?

A. Là biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ   

B. Là trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao

C. Là làm chi biên độ sóng điện từ tăng lên 

D. Là tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao

Câu 11: Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào

A. Hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường

B. Hiện tượng giao thoa sóng điện từ

C. Hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở

D. Hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC

Câu 12: Trong thông tin liên lạc bằng sóng điện từ, sau khi trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăng ten phát biến thiên tuần hoàn với tần số

A. fa và biên độ như biên độ của dao động cao tần

B. f và biên độ biến thiên theo thời gian và tần số bằng fa

C. fa và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng f

D. f  và biên độ như biên độ của dao động âm tần

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 880pF và cuộn cảm L = 20μH. Bước sóng điện từ mà mạch thu được là

A. λ = 100m             

B. λ = 150m

C. λ = 250m            

D. λ = 500m

Câu 2: Mạch dao động của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm L = 5 μH và tụ xoay có điện dụng biến thiên từ C1 = 10 pF đến C2 = 250 pF. Dải sóng điện từ mà máy thu được có bước sóng là

A. 15,5 m → 41,5 m

B. 13,3 m → 66,6 m

C. 13,3 m → 92,5 m

D. 11 m → 75 m

Câu 3: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 5 μH và một tụ điện có điện dung biến thiên. Để thu sóng có bước sóng 31 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện bằng

A. 67 pF             

B. 54 pF

C. 45 pF             

D. 76 pF

Câu 4: Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véctơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véctơ cường độ điện trường có

A. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây

B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông

C. Độ lớn bằng không

D. Độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc

Câu 5: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

A. 1 km đến 3 km

B. Vài trăm mét

C. 50 m trở lên

D. Dưới 10 m

Câu 6: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1 nF và cuộn cảm L = 100 µH (lấy π2 = 10). Bước sóng mà mạch thu được

A. λ = 300 m  

B. λ = 596 m

C. λ = 300 km  

D. λ = 1000 m

Câu 7: Một mạch chọn sóng gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm không đôi và một tụ điện có điện dung biến thiên . Khi điện dung của tụ là 60nF thì mạch thu được bước sóng λ = 30m. Nếu mốn thu được bước sóng λ = 60m thì giá trị điện dung của tụ khi đó là

A. 90 nF      

B. 80 nF

C. 240 nF    

D. 150 nF

Câu 8: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện dung của tụ điện có thể điều chỉnh từ 200pF đến 600pF và độ tự cảm của cuộn dây có thể điều chỉnh từ 0,01mH đến 0,1mH. Bước sóng điện từ trong không khí mà máy có thể thu được

A. Từ 84,3m đến 461,7m

B. Từ 36,8m đến 146,9m

C. Từ 42,2m đến 230,9m

D. Từ 37,7m đến 113,1m

Câu 9: Để truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng phương pháp biến điệu biên độ, trong đó sóng cao tần có tần số 800kHz và sóng âm tần có tần số 1kHz. Tần số của sóng sau khi biến điệu là

A. kHz

B. 801 kHz

C. 1 kHz

D. 800 kHz

Câu 10: Mạch chọn sóng một radio gồm L = 2 (μH) và 1 tụ điện có điện dung C biến thiên. Người ta muốn bắt được các sóng điện từ có bước sóng từ 18π (m) đến 240π (m) thì điện dung C phải nằm trong giới hạn

A. 9.10-10F ≤ C ≤ 16.10-8F

B. 9.10-10F ≤ C ≤ 8.10-8F

C. 4,5.10-12F≤ C ≤ 8.10-10F

D. 4,5.10-10F ≤ C ≤ 8.10-8F

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Một anten vệ tinh có công suất phát sóng là 1570 W hướng về một vùng của Trái Đất. Tín hiệu nhận được từ vệ tinh ở vùng đó trên mặt đất có cường độ là 5.10-10W/m2. Bán kính đáy của hình nón tiếp xúc với mặt đất được vệ tinh phủ sóng là

A. 1000 km

B. 500 km

C. 10000 km

D. 5000 km

Câu 2: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 5μH và tụ điện có điện dung biến thiên. Tính điện dung của tụ khi máy được điều chỉnh để thu sóng có bước sóng 31 m? Biết rằng tần số dao động riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu để có cộng hưởng. Lấy 

A. 54nF

B. 54pF

C. 

D. 

Câu 3: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được từ 0,5μH đến 2μH và tụ điện có điện dung thay đổi được từ 20pF đến 80pF. Biết tốc độ truyền sóng điện từ, lấy . Máy này có thể thu được các sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng

A. Từ 6 m đến 40 m

B. Từ 6 m đến 24 m

C. Từ 4 m đến 24 m

D. Từ 4 m đến 40 m

Câu 4: Một anten parabol, đặt tại một điểm A trên mặt đất, phát ra một sóng truyền theo phương làm với mặt phẳng ngang góc 45 hướng lên một vệ tinh địa tĩnh V. Coi trái đất là hình cầu, bán kính R=6380km. Vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 35800 km so với mặt đất. Sóng này truyền từ A đến V mất thời gian

A. 0,125 s

B. 0,119 s

C. 0,169 s

D. 0,147 s

Câu 5: Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động một tụ điện có điện dung

A. C = 2C0             

B. C = C0

C. C = 8C0             

D. C = 4C0

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Một anten ra-đa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía ra-đa. Thời gian lúc anten phát đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120μs. Anten quay với tốc độ 0,5 vòng/s. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay, anten lại phát sóng điện từ, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 117μs. Tính tốc độ trung bình của máy bay? Biết vận tốc ánh sáng trong không khí là 

A. 810 km/h

B. 1200 km/h

C. 910 km/h

D. 850 km/h

Câu 2: Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 (V/m) và cảm ứng từ cực đại là 0,15 (T). Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc theo phương nằm ngang, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 (V/m) và đang có hướng Đông thì véc tơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn là

A. Hướng xuống 0,06 (T)

B. Hướng xuống 0,075 (T)

C. Hướng lên 0,075 (T)

D. Hướng lên 0,06 (T)

Câu 3: Một mạch dao động lí tưởng LC được dùng làm mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến. Cuộn cảm có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C = C1 hay C = C2 thì thu được sóng điện từ có bước sóng tương ứng là λ1 và λ2. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C = 4C1 + 9C2 thì máy thu được sóng có bước sóng 51 m. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C = 9C1 + C2 thì máy thu được sóng có bước sóng 39 m. Các bước sóng λ1 và λ2 giá trị lần lượt là

A. 12 m và 15 m

B. 15 m và 12 m

C. 16 m và 19 m

D. 19 m và 16 m

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay