Trắc nghiệm vật lí 12 Bài 24: Tán sắc ánh sáng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Tán sắc ánh sáng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 24: TÁN SẮC ÁNH SÁNG

(35 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Chọn khẳng định sai?

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau

C. Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím

D. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng

Câu 2: Chọn câu trả lời không đúng

A. Đại lượng đặc trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số

B. Tốc độ của ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào môi trường truyền

C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng lục

D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì tốc độ truyền trong môi trường trong suốt càng nhỏ

Câu 3: Gọi nc, nl, nL, nv lần lượt là chiết suất của thủy tinh đối với các tia chàm, lam, lục, vàng. Sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây là đúng?

A. nc > nl > nL > nv

B. nc < nL < nl < nv

C. nc > nL > nl > nv

D. nc < nl < nL < nv

Câu 4: Tại sao khi đi qua lớp kính cửa sổ, ánh sáng trắng không bị tán sắc thành các màu cơ bản?

A. Vì do kết quả của tán sắc, các tia sáng màu đi qua lớp kính và ló ra ngoài dưới dạng những chùm tia chồng chất lên nhau, tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng

B. Vì kính cửa sổ là loại thủy tinh không tán sắc ánh sáng

C. Vì kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng

D. Vì ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không kết hợp, nên chúng không bị tán sắc

Câu 5: Tán sắc ánh sáng là hiện tượng

A. Đặc trưng của lăng kính thủy tinh

B. Chung cho mọi chất rắn, chất lỏng trong suốt

C. Chung cho mọi môi trường trong suốt, trừ chân không

D. Chung cho mọi môi trường trong suốt, kể cả chân không

Câu 6: Hiện tượng cầu vồng được giải thích dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng

B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng

C. Hiện tượng quang điện

D. Hiện tượng phản xạ toàn phần

Câu 7: Trong chùm ánh sáng trắng có

A. Bảy loại ánh sáng màu là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím

B. Vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau

C. Ba loại ánh sáng đơn sắc thuộc màu đỏ, lục, lam

D. Một loại ánh sáng màu trắng duy nhất

Câu 8: Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra

A. Chỉ với lăng kính thuỷ tinh

B. Chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng

C. Ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau

D. Ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không (hoặc không khí)

Câu 9: Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

A. Xảy ra với mọi chất rắn, lỏng hoặc khí

B. Chỉ xảy ra với chất rắn và chất lỏng

C. Chỉ xảy ra đối với chất rắn

D. Là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh

Câu 10: Hiện tượng tán sắc ánh sáng, trong thí nghiệm I của Niu-tơn, xảy ra do ánh sáng trắng là một hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau, và do

A. Lăng kính làm bằng thuỷ tinh

B. Lăng kính có góc chiết quang quá lớn

C. Lăng kính không đặt ở độ lệch cực tiểu

D. Chiết suất của mọi chất - trong đó có thuỷ tinh - phụ thuộc bước sóng của ánh sáng

Câu 11: Một tia sáng khi qua lăng kính ló ra chỉ có một màu duy nhất không phải màu trắng đó là

A. Ánh sáng đã bị tán sắc

B. Lăng kính không có khả năng tán sắc        

C. Ánh sáng đơn sắc  

D. Chiết suất của lăng kính không đổi đối với các ánh sáng đơn sắc

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.                             

B. Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.                             

C. Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc   

D. Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.

Câu 13: Gọi  và  lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh áng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng

A.             

B.              

C.              

D.

Câu 14: Đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là

A. Màu sắc                 

B. Tần số sóng           

C. Vận tốc truyền sóng                                   

D. Chiết suất lăng kính đối ánh sáng đó

Câu 15: Khi ánh sáng trắng bị tán sắc thì

A. Màu đỏ lệch nhiều nhất                             

B. Màu tím lệch nhiều nhất                            

C. Màu tím lệch ít nhất

D. Ánh sáng trắng tách ra thành 7 màu

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Bước sóng của ánh sáng đỏ trong không khí là . Tính bước sóng của ánh sáng đó trong nước biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là

A.                  

B.                  

C.                  

D.

Câu 2: Một ánh sáng đơn sắc có tần số dao động là , khi truyền trong một môi trường có bước sóng là 600 nm. Tốc độ ánh sáng trong môi trường đó bằng

A.

B.

C.

D.

Câu 3:  Bước sóng của bức xạ da cam trong chân không là 600 nm thì tần số của bức xạ đó là

A.

B.

C.

D.

Câu 4: Một sóng điện từ có tần số 60 GHz thì có bước sóng trong chân không là

A. 5 mm

B. 5 cm

C. 500 μm

D. 50 μm

Câu 5: Bước sóng của một ánh sáng đơn sắc trong môi trường vật chất chiết suất n = 1,6 là 600 nm. Bước sóng của nó trong nước chiết suất n’ =  là

A. 459 nm

B. 500 nm

C. 720 nm

D. 760 nm

Câu 6: Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong không khí là 0,7 μm và trong chất lỏng trong suốt là 0,56 μm. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó bằng bao nhiêu?

A. 1,2

B. 1,25

C. 1,3

D. 1,333

Câu 7: Chiết suất của môi trường là n = 1,65 khi ánh sáng chiếu vào có bước sóng 0,5 μm. Vận tốc truyền và tần số của sóng ánh sáng đó là

A.

B.

C.

D.

Câu 8: Một lăng kính có góc chiết quang là 60. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5. Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới

A. 38,8

B. 40,6

C. 42,5  

D. 37,3

Câu 9: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 60, có chiết suất đối với tia tím là 1,532. Tính góc lệch cực tiểu của tia này?

A. 50

B. 40

C. 45

D. 60

Câu 10: Một lăng kính có góc chiết quang là 60°. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đó là 1,5. Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60°. Góc lệch của tia ló và tia tới là

A.                      

B.                      

C.                       

D.

Câu 11: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang , có chiết suất đối với tia đỏ là 1,514; đối với tia tím là 1,532. Góc lệch cực tiểu của hai tia này là

A.  và                           

B.  và                           

C.  và                           

D.  và

Câu 12: Một lăng kính có góc chiết quang A = 45°. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục, tím đến gặp mặt bên theo phương vuông góc, biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là . Tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc

A. Đỏ, vàng và lục     

B. Đỏ, lục và tím        

C. Đỏ, vàng, lục và tím                                  

D. Đỏ, vàng và tím

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Lăng kính có tiết diện là tam giác cân ABC, góc chiết quang A =120°, chiết suất của lăng kính đối với mọi loại ánh sáng đều lớn hơn 2. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên AB của lăng kính theo phương song song với BC sao cho toàn bộ chùm khúc xạ ở mặt AB truyền xuống BC. Tại BC chùm sáng sẽ

A. Một phần phần chùm sáng phản xạ và một phần khúc xạ                                   

B. Phản xạ toàn phần lên AC rồi ló ra ngoài theo phương song song BC                     

C. Ló ra ngoài theo phương song song AB    

D. Ló ra ngoài theo phương song song AC

Câu 2: Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp (coi như một tia sáng) từ không khí vào một bể nước với góc tới bằng 30°. Dưới đáy bể có một gương phẳng đặt song song với mặt nước và mặt phản xạ hướng lên. Chùm tia ló ra khỏi mặt nước sau khi phản xạ tại gương là

A. Chùm sáng song song có màu cầu vồng, phương vuông góc với tia tới.            

B. Chùm sáng song song có màu cầu vồng, phương hợp với tia tới một góc 60°      

C. Chùm sáng phân kì có màu cầu vồng, tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất                                   

D. Chùm sáng phân kì có màu cầu vồng, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất

Câu 3: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang , đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính gần nhất với

A.                          

B.                          

C.                          

D.

Câu 4: Chiếu một tia sáng đơn sắc màu vàng từ không khí (chiết suất coi như bằng 1 đối với mọi ánh sáng) vào mặt phẳng phân cách của một khối chất rắn trong suốt với góc tới 60° thì thấy tia phản xạ trở lại không khí vuông góc với tia khúc xạ đi vào khối chất rắn. Chiết xuất của chất rắn trong suốt đó đối với ánh sáng màu vàng là

A.                             

B.                          

C.                          

D.

Câu 5: Chiếu một tia sáng gồm hai thành phần đỏ và tím từ không khí (chiết suất coi như bằng 1 đối với mọi ánh sáng) vào mặt phẳng của một khối thủy tinh với góc tới 60°. Biết chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ là 1,51; đối với ánh sáng tím là 1,56. Góc lệch của hai tia khúc xạ trong thủy tinh là

A.

B.                       

C.                                                           

D.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Một lăng kính có góc chiết quang 6,0° (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn ảnh E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là  và đối với ánh sáng tím là . Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là

A. 5,4 mm                  

B. 36,9 mm                

C. 4,5 mm                  

D. 10,1 mm

Câu 2: Góc chiết quang của lăng kính bằng 8. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn 1,5 m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50 và đối với tia tím là nt = 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng

A. 7,0 mm

B. 8,4 mm

C. 6,5 mm

D. 9,3 mm

Câu 3: Một lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang A = 8. Chiết suất của thuỷ tinh làm lăng kính đối với ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu tím lần lượt là nđ = 1,6444 và nt = 1,6852. Chiếu một chùm ánh sáng trắng rất hẹp, coi như một tia sáng, vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt đó. Góc tạo bởi tia ló màu đỏ và màu tím là

A. 0,057 rad

B. 0,57 rad

C. 0,0057 rad

D. 0,0075 rad

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay