Tự luận Địa lí 9 kết nối Bài 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức cho Bài 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 11: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng trung du miền núi và Bắc Bộ.

Trả lời:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc nước ta, bao gồm 14 tỉnh, chia thành 2 khu vực: Đông Bắc (10 tỉnh) và Tây Bắc (4 tỉnh).

- Phía bắc giáp Trung Quốc, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Lào.

- Vùng có vị trí thuận lợi trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với các vùng khác, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh.

Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc điểm khí hậu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Kể tên một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các loại khoáng sản đó phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

Câu 5: Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh? Đó là những tỉnh nào?

Trả lời:

Câu 6: Nêu đặc điểm phân bố dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

* Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến, ưu tiên phát triển nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ.

- Trồng trọt:

+ Lúa và ngô là các cây lương thực chính. Lúa trồng nhiều ở các cánh đồng thung lũng như: Mường Thanh, Mường Lò,… nhiều vùng đất dốc được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa. Việc trồng lúa góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực của vùng. Diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước, các địa phương có diện tích ngô nhiều là Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,…

+ Thế mạnh trong trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu. Phát triển các khu vực sản xuất tập trung như: chè (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang), hồi (Lạng Sơn), quế (Yên Bái), thảo quả (Hà Giang, Lào Cai,…), cây ăn quả (Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn),…

- Chăn nuôi:

+ Thế mạnh về chăn nuôi gia súc. Số lượng trâu, lợn lớn nhất cả nước, chiếm 55,1% tổng đàn trâu, 24% tổng đàn lợn cả nước năm 2021). Đàn bò có xu hướng tăng, đứng thứ 2 cả nước (chiếm gần 19% cả nước năm 2021). Đàn bò sữa được chú trọng phát triển ở Sơn La, Bắc Giang,…

+ Chăn nuôi phát triển theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

- Lâm nghiệp là ngành có thế mạnh, tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (chiếm hơn 36% diện tích rừng cả nước).

+ Khai thác, chế biến lâm sản: sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, gỗ được khai thác từ diện tích rừng trồng. Các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,… được khai thác nhiều, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế.

+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: chính sách giao đất và giao rừng góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần bảo vệ, phát triển rừng. Diện tích rừng trồng đạt 1,5 triệu ha (2021). Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Hoàng Liên, Du Già, Xuân Sơn, Phia Oắc - Phia Đén,…

- Thủy sản:

+ Hoạt động khai thác thủy sản trên hệ thống sông, hồ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận người dân.

+ Nuôi trồng thủy sản ở các sông, hồ ngày càng có hiệu quả, góp phần cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng, tạo ra các mặt hàng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều trang trại nuôi thủy sản được đầu tư công nghệ cao với quy mô lớn.

Câu 2: Phân tích sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

Câu 3: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển dịch vụ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 5: Trình bày ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện điều kiện tự nhiên và đời sống của người dân trong vùng. Đây là vùng có địa hình dốc và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp giúp tăng độ che phủ rừng, hạn chế xói mòn đất, hạn chế tốc độ dòng chảy của các con sông, đồng thời điều tiết nước cho các hồ thủy điện và cung cấp nguồn nước tưới. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện mức sống và giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. 

Việc kết hợp phát triển nông nghiệp với nghề rừng không chỉ khai thác tốt tiềm năng của vùng mà còn giúp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm tại chỗ, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.

Câu 2: Phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hãy đề xuất một số giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Một số giải pháp:

-  Đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế và tái sinh rừng tự nhiên. Ưu tiên trồng cây có khả năng giữ đất, chống xói mòn và có giá trị kinh tế cao như keo, thông, mỡ.

- Áp dụng mô hình nông - lâm kết hợp để khai thác hiệu quả đất dốc. Trồng xen canh cây lâm nghiệp với cây nông nghiệp ngắn ngày giúp ổn định kinh tế và bảo vệ đất.

- Tăng cường công tác quản lý rừng bền vững, kiểm soát khai thác rừng trái phép, bảo vệ hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học.

- Chọn giống cây lâm nghiệp có khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh, phát triển nhanh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng.

- Khuyến khích phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như dược liệu, măng, tre nứa, nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập và bảo vệ rừng.

- Tăng cường đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho đồng bào dân tộc về phương pháp canh tác lâm nghiệp bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

- Áp dụng các công nghệ hiện đại như GIS, viễn thám để theo dõi, giám sát rừng, cũng như phát triển các phương pháp canh tác, chăm sóc rừng tiên tiến.

--------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức (cả năm) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay