Tự luận Địa lí 9 kết nối Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức cho Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 18: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

– Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Đông Nam Bộ giáp: Cam-pu-chia, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng.

– Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; có hệ thống giao thông vận tải phát triển, giúp kết nối với các vùng trong cả nước và quốc tế thuận lợi.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc điểm đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày vị thế của thành phố Hồ Chí Minh. 

Trả lời:

Câu 5: Kể tên một số vườn quốc gia ở vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 6: Nêu một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

– Công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ phát triển bậc nhất cả nước. Năm 2021, tổng sản phẩm ngành công nghiệp chiếm hơn 37% GRDP của vùng.

- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau, trong đó nổi lên các ngành thế mạnh như khai thác dầu khí; sản xuất điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục,...

- Những nơi tập trung công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,...

– Xu hướng phát triển công nghiệp: ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ cao (điện tử – viễn thông, sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa,...); phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch,...

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Việc tăng cường kết nối liên vùng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Câu 4: Vì sao cây cao su lại được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Câu 5: Tại sao Đông Nam Bộ có sức hút lớn đối với lao động cả nước.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Hồ Dầu Tiếng:

  • Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi được xây dựng trên sông Sài Gòn, nằm trong địa phận tỉnh Tây Ninh, với diện tích 270 km² và dung tích chứa 1,5 tỷ m³ nước, hiện là hồ lớn nhất Việt Nam.
  • Hồ này đảm bảo cung cấp nước tưới cho hơn 170.000 ha đất nông nghiệp tại tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Hồ Trị An:

  • Hồ Trị An là hồ thủy điện được xây dựng trên sông Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, chủ yếu cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.
  • Hồ Trị An có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm thiểu tình trạng ngập úng vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô ở hạ lưu sông Đồng Nai, từ đó giúp cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn.

Câu 2: Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?

Trả lời:

Câu 3: Cho bảng số liệu: 

Dân số thành thị và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị: Nghìn người

 201020152020
Nông thôn1.242,411.580,301.936,68
Thành thị6.159,376.727,607.290,92

Nguồn: Tổng cục thống kê

a. Vẽ biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. 

b. Nhận xét.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến môi trường tự nhiên ở Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Tích cực:

  • Quá trình đô thị hóa đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, điện, nước, và dịch vụ công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.
  • Đô thị hóa thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và quản lý tài nguyên, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm.
  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút đầu tư và phát triển các ngành kinh tế mới, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế địa phương.

- Tiêu cực:

  • Đô thị hóa gia tăng lượng chất thải rắn và nước thải, dẫn đến ô nhiễm không khí, nước và đất. Các khu công nghiệp thường xả thải ra môi trường mà không qua xử lý, gây ô nhiễm cho các dòng sông và nguồn nước.
  • Việc chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp sang đất đô thị đã làm giảm diện tích rừng tự nhiên và hệ sinh thái, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và mất môi trường sống của nhiều loài động thực vật.
  • Sự gia tăng khí thải nhà kính từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, như mưa lớn, lũ lụt và hạn hán.
  • Đô thị hóa nhanh chóng làm giảm diện tích đất ngậm nước và tăng lượng nước chảy tràn, gây ra tình trạng ngập lụt trong các khu vực đô thị, đặc biệt trong mùa mưa.
  • Việc khai thác nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt.

--------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 18: Vùng Đông Nam Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay