Tự luận Địa lí 9 kết nối Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức cho Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trả lời:

- Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, liền kề vùng Đông Nam Bộ, giáp với Cam-pu-chia; phía tây và phía đông nam có một vùng biển rộng. 

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong lưu vực sông Mê Công.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc điểm xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 4: Nêu khái quát về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

– Công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá cao. Vùng có khá nhiều ngành công nghiệp, trong đó công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện là những ngành có thể mạnh. – Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long; phân bố rộng khắp vùng; các sản phẩm chủ yếu của ngành là gạo xay xát, thuỷ sản ướp đông, rau quả đóng hộp, thức ăn chăn nuôi,...; một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại giá trị kinh tế cao như gạo, thuỷ sản,... 

– Công nghiệp sản xuất điện: Sản lượng điện của vùng tăng nhanh do nhiều nhà máy điện được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trong vùng có một số nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện gió, điện mặt trời. Việc đầu tư phát triển điện gió, điện mặt trời góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tình hình phát triển nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày những thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 5: Giao thông vận tải đường thuỷ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống và sản xuất của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Vì sao thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

Thành phố Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ vào nhiều điều kiện thuận lợi:

- Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng, tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, cũng như với các vùng trong nước và quốc tế thông qua cảng Cần Thơ và sân bay Trà Nóc. 

- So với các thành phố khác trong vùng, Cần Thơ có cơ sở hạ tầng phát triển vượt trội, bao gồm khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ - trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu, cùng với sân bay quốc tế Trà Nóc. 

- Đây là nơi có quy mô dân số lớn nhất trong khu vực, với nhiều lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật. 

- Với vị thế là thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 2: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết:

a. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

b. Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp đó. 

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa như thế nào? Đề xuất một số biện pháp cải tạo đất phèn, đất mặn trong vùng.

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn và đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Tầm quan trọng của đất phèn và đất mặn: Hai loại đất này chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù có mức độ phèn và mặn khác nhau, nếu được cải tạo, chúng có thể trở thành tài nguyên quý giá trong sản xuất nông nghiệp.

+ Lợi ích kinh tế – xã hội: Cải tạo đất phèn và đất mặn sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước. Điều này sẽ giúp tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, hỗ trợ phân bố dân cư, xóa đói giảm nghèo, và tạo nguồn hàng xuất khẩu.

- Các biện pháp cải tạo đất:

+ Phát triển thủy lợi: Cải tạo đất bằng cách thau chua và rửa mặn để cải thiện độ phì nhiêu của đất.

+ Sử dụng phân bón thích hợp: Áp dụng các loại phân bón phù hợp để cải thiện chất lượng đất.

+ Lựa chọn cây trồng và vật nuôi: Chọn giống cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện của đất phèn, đất mặn.

+ Bảo vệ rừng: Bảo vệ các diện tích rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở vùng trũng phèn để duy trì hệ sinh thái và hỗ trợ cải tạo đất.

--------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay