Tự luận Địa lí 9 kết nối Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức cho Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 12: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

- Vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và nước láng giềng Trung Quốc; phía đông có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống giao thông kết nối với các vùng trong nước và thế giới thuận lợi.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc diểm nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 4: Nêu vị thế của thủ đô Hà Nội.

Trả lời:

Câu 5: Trình bày vấn đề đô thị hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 6: Nêu một số thông tin về vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy phân tích thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Địa hình và đất: phần lớn địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, thích hợp trồng cây lương thực (nhất là cây lúa), cây thực phẩm và cây ăn quả. Khu vực đồi núi có đất feralit thích hợp cho phát triển rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu. Ven biển có đất mặn, đất phèn; một số nơi có đất xám trên phù sa cổ, có thể khai thác cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 23°C, lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm, có một mùa đông lạnh. Thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, tạo điều kiện xen canh, tăng vụ, thế mạnh trồng cây ưa lạnh.

- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình; nhiều hồ, vùng trũng, thuận lợi sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nguồn nước khoáng ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình có thể khai thác cho công nghiệp sản xuất đồ uống và phát triển du lịch.

- Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Rừng ở khu vực đồi núi, ven biển, trên một số đảo. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Thủy, Bái Tử Long, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, Châu thổ sông Hồng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Ở các hệ thống sông và vùng biển có nhiều loài thủy sản cho giá trị kinh tế cao.

Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Trả lời:

Câu 3: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

Câu 5: Trình bày tình hình phát triển dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dựa vào hình sau, hãy nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp.

BÀI 12: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG(16 CÂU)

Trả lời:

Sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của chúng

- Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất vùng, tập trung ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, các loại đất này là địa bàn quan trọng để qui hoạch vùng thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm trọng điểm.

- Đất phù sa mặn diện tích không lớn, tập trung thành một dải dọc theo bờ biển của vùng, loại đất này nhân dân qui hoạch để nuôi trồng thủy sản và trồng cói, trồng rừng ngập mặn. 

- Đất pheralit diện tích không lớn tập trung ở khu vực trung du, rìa phía bắc, tây bắc, tây nam của vùng, nơi tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đất lầy thụt diện tích không lớn tập trung ở vùng trũng Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, loại đất này ít có giá trị kinh tế nông nghiệp.

- Đất phù sa cổ diện tích không đáng kể tập trung ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tỉnh Hà Tây,... loại đất này tuy đã bạc màu song có ý nghĩa phát triển cây công nghiệp lâu năm, hàng năm.

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA (NĂM 2021)

Khu vựcMật độ dân số trung bình (người/km2)
Cả nước297,0
Đồng bằng sông Hồng1.091,0
Trung du và miền núi Bắc Bộ136,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung215,0
Tây Nguyên111,0
Đông Nam Bộ778,0
Đồng bằng sông Cửu Long.426,0

Nguồn: Tổng cụ thống kê

a) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng.

b) Mật độ dân số cao có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Trả lời:

Câu 3: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về một di tích lịch sử ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phân tích những thách thức về môi trường mà vùng Đồng bằng sông Hồng phải đối mặt khi đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng phát triển.

Trả lời:

- Ô nhiễm nguồn nước: Sự phát triển của các khu công nghiệp, đô thị và dân số gia tăng dẫn đến tình trạng xả thải không qua xử lý trực tiếp vào các sông ngòi, làm suy giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh. Nguồn nước nhiễm độc còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sản xuất nông nghiệp.

- Suy thoái đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích công nghiệp và đô thị. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và xây dựng hạ tầng gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái chất lượng đất và làm mất đi diện tích canh tác quý giá.

- Ô nhiễm không khí: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa làm tăng lượng khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy và các công trình xây dựng. Điều này làm suy giảm chất lượng không khí, gây ra nhiều bệnh hô hấp cho người dân và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

- Gia tăng rác thải: Đô thị hóa kéo theo sự gia tăng dân số và tiêu dùng, dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt và công nghiệp tăng mạnh. Việc quản lý và xử lý rác thải không hiệu quả gây ra ô nhiễm đất, nước và không khí.

- Ngập lụt và biến đổi khí hậu: Việc mở rộng đô thị và san lấp mặt bằng làm suy giảm khả năng thoát nước tự nhiên, dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong mùa mưa. Đồng thời, biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thêm áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.

- Mất đa dạng sinh học: Sự phát triển công nghiệp và đô thị dẫn đến việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và phá hủy các hệ sinh thái quan trọng. Điều này làm suy giảm đa dạng sinh học trong khu vực, ảnh hưởng đến sự cân bằng môi trường tự nhiên.

--------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay