Tự luận Địa lí 9 kết nối Bài 17: Vùng Tây Nguyên
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 kết nối tri thức cho Bài 17: Vùng Tây Nguyên. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
- Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Giáp với Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và hai nước Lào và Cam-pu-chia.
- Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh; thuận lợi trong giao thương với các vùng trong nước và đóng vai trò quan trọng trong kết nối với các nước Đông Nam Á lục địa.
Câu 2: Nêu đặc điểm phân bố dân cư của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
Câu 3: Nêu đặc điểm văn hoá vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
Câu 4: Nêu một số vấn đề môi trường trong phát triển của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
Câu 5: Liệt kê các tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Tây Nguyên.
Trả lời:
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, bông ở Tây Nguyên.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích tình hình phát triển một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
* Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
– Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước.
+ Cà phê là cây công nghiệp chủ yếu của vùng, chiếm trên 90% diện tích và sản lượng cà phê cả nước, được trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.
+ Cây cao su và điều đứng thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ.
– Tây Nguyên là vùng trồng cây ăn quả lớn, tiêu biểu là sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít,... phục vụ trong nước và xuất khẩu.
– Công nghệ cao (công nghệ sinh học, tự động hoá,...) đã được ứng dụng trong phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả; công nghiệp chế biến được đẩy mạnh.
* Lâm nghiệp
– Ngành lâm nghiệp vùng Tây Nguyên chủ yếu là hoạt động khai thác gỗ, ngoài ra trồng rừng đang được đẩy mạnh.
- Sản lượng gỗ tăng hằng năm để phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu. Đắk Lắk là tỉnh khai thác nhiều gỗ nhất vùng.
- Diện tích rừng trồng mới có biến động. Gia Lai là tỉnh có diện tích rừng trồng mới nhiều nhất.
- Phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng luôn được chú trọng. Trong vùng có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng như: Kon Ka Kinh, Tà Đùng, Yok Đôn, Lang Biang,…
* Công nghiệp sản xuất điện
- Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp sản xuất điện (sông chảy qua các cao nguyên sếp tầng, tốc độ gió lớn, số giờ nắng cao).
- Sản xuất điện có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của vùng.
– Cơ cấu ngành sản xuất điện đa dạng, có cả thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.
+ Trên các hệ thống sông đã hình thành các bậc thang thuỷ điện, như hệ thống sông Sê San (có nhà máy thuỷ điện Ialy, Sê San 3, Sê San 4,...), hệ thống sông Srêpôk (có nhà máy thuỷ điện Srêpôk 3, Buôn Kuốp,...), hệ thống sông Đồng Nai (có nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,...).
+ Các nhà máy điện gió, điện mặt trời cũng được chú ý phát triển.
* Du lịch
– Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, văn hoá đặc sắc,...).
– Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng,...
- Khách du lịch đến Tây Nguyên ngày càng tăng. Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,... là những trung tâm du lịch lớn của vùng.
– Định hướng:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn
du khách.
+ Khai thác lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hoá các dân tộc.
Câu 2: Trình bày những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời:
Câu 3: Vì sao Tây Nguyên lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao diện tích rừng ở Tây Nguyên bị suy giảm?
Trả lời:
Câu 5: Tại sao việc bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế – xã hội của Tây Nguyên?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Phân tích vai trò của Tây Nguyên trong việc kết nối các nước Đông Nam Á lục địa.
Trả lời:
- Tiếp giáp với Lào và Campuchia, nằm trong vùng kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia => tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ quan trọng trong các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy nối Việt Nam với các nước Đông Nam Á lục địa, thúc đẩy thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa.
- Vị trí chiến lược của Tây Nguyên còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng của khu vực.
=> Tây Nguyên không chỉ là trung tâm phát triển của Việt Nam mà còn là cầu nối quan trọng trong hợp tác quốc tế.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2023
Tỉnh | Kon Tum | Gia Lai | Đắk Lắk | Đắk Nông | Lâm Đồng |
Tỉ lệ che phủ rừng | 63,7 | 41,0 | 38,0 | 39,1 | 54,4 |
Nguồn: Tổng cục thống kê
a. Vẽ biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh.
b. Nhận xét
Trả lời:
Câu 3: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, interntet và trình bày về một loại cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đề xuất các biện pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên mà không gây tác động tiêu cực đến văn hóa bản địa.
Trả lời:
- Phát triển du lịch sinh thái: Tập trung khai thác các tài nguyên tự nhiên như rừng, thác nước, cao nguyên để phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
- Bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa: Tạo các tour du lịch tìm hiểu văn hóa, lễ hội truyền thống như cồng chiêng, đua voi, nhưng cần đảm bảo sự tôn trọng và tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số.
- Đào tạo và nâng cao nhận thức cho người dân địa phương: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc làm hướng dẫn viên, quản lý cơ sở du lịch, giúp họ bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế.
- Kiểm soát quy hoạch và hạ tầng du lịch: Quy hoạch du lịch cần hạn chế xây dựng ồ ạt, bảo vệ không gian sống và di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số, không gây xáo trộn đời sống.
- Tăng cường truyền thông và giáo dục du lịch có trách nhiệm: Nâng cao nhận thức của du khách về việc tôn trọng văn hóa bản địa, khuyến khích họ tham gia các hoạt động du lịch có ý thức bảo vệ môi trường và văn hóa.
--------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 17: Vùng Tây Nguyên