Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 Tuần 11
Hệ thống kiến thức trọng tâm Tuần 11 sách Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 2 . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2
TUẦN 11: HOẠT ĐỘNG 3, 4
THỂ HIỆN SỰ TỰ CHỦ ĐỘNG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG
THỂ HIỆN SỰ TỰ CHỦ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
- Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
- Chia sẻ những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống
Gợi ý:
- Chủ động tham gia các hoạt động tập thể ở trường, cộng đồng để xây dựng mối quan hệ với thầy cô và các bạn mới.
- Kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân trong mối quan hệ.
- Tự đánh giá thái độ, hành vi sau mỗi việc làm và rút ra bài học cho bản thân.
- Thương lượng để tìm ra cách giải quyết khi xảy ra bất đồng ý kiến.
=> Kết luận: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ trong các mối quan hệ là người thể hiện sự tự tin và độc lập khi giao tiếp với người xung quanh. Khi gặp vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ, người tự chủ có thể bình tĩnh đưa ra quyết định sáng suốt, không chịu sự tác động, ép buộc của người khác; có thể tự điều chỉnh hành vi, lời nói để tránh những vấn đề tương tự xảy ra.
- Kể về những tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
Gợi ý:
+ Chủ động làm quen với bạn mới.
+ Chủ động giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
+ Chủ động nhận lỗi và xin lỗi bố mẹ khi có lỗi.
+ Chủ động nhờ thầy cô hướng dẫn lại bài khi chưa hiểu…
=> Kết luận: Việc rèn luyện sự tự chủ trong mối quan hệ là một trong những nguyên tắc để giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người thân, thầy cô và các bạn.
- Thực hiện những cách phù hợp để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống ở những tình huống
*Tình huống 1.
- S hỏi lí do vì sao nhóm bạn đó yêu cầu S không chơi với N. Sau đó, giải thích cho nhóm bạn đó hiểu hơn tính cách của N và đồng cảm với bạn.
- S tạo cơ hội để N hòa đồng với các bạn trong lớp….
*Tình huống 2.
- Đầu tiên, P hẹn gặp nhóm bạn thân trong giờ ra chơi hoặc sau giờ học để hỏi han tình hình học tập của các bạn, về trò chơi mà các bạn đang chơi.
- P bày tỏ cảm xúc và mong muốn của bản thân.
- P giới thiệu và đề nghị các bạn cùng chơi những trò chơi điện tử khác thú vị và bổ ích hơn cho việc rèn luyện trí não, khả năng tính toán…
- Nếu nhóm bạn không muốn thay đổi thì P nên trao đổi với GV chủ nhiệm để hỗ trợ.
=> Kết luận: Sự tự chủ thể hiện qua việc tự đưa ra các quyết định hợp lí, không chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.
- Chia sẻ cảm xúc của em khi tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
- Tầm quan trọng của việc rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ:
+ Trở nên tự tin, độc lập, không bị lệ thuộc vào suy nghĩ, hành động của người khác.
+ Có thể chủ động sắp xếp công việc một cách khoa học, cân bằng thời gian dành cho mọi người xung quanh, cho việc học tập và những công việc khác của bản thân.
+ Mở rộng các mối quan hệ
+ Nhận được sự yêu mến, tin tưởng từ mọi người.
+ …………….
- Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
- Những vấn đề có thể nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Gợi ý:
- Mạng xã hội em sử dụng: Facebook, tiktok, zalo, instagram…
- Mục đích sử dụng mạng xã hội: xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giao lưu giữa người với người nên thông qua mạng xã hội sẽ thúc đẩy, mở rộng các mối quan hệ, sự tương tác với nhau…
- Những vấn đề có thể nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
+ Bình luận thiếu thiện chí
+ Chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.
+ Không xem xét kĩ trước khi chấp nhận lời mời kết bạn.
- Những việc em đã làm để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Gợi ý:
+ Chủ động kết bạn hoặc từ chối kết bạn trên mạng xã hội.
+ Chủ động xác minh thông tin và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
+ Chủ động đề xuất phương án hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Cách thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
- Chọn lọc thông tin trước khi đăng lên trang cá nhân.
- Kiểm tra kĩ tính xác thực của nguồn thông tin trước khi chia sẻ với mọi người.
- Sử dụng cách nói phù hợp để bình luận bài đăng của bạn.
- Không kết bạn với những tài khoản có hành vi lời nói thiếu chuẩn mực.
- Không làm theo những hành vi khiêu khích, gây tổn thương danh dự của người khác trên mạng.
- Đóng vai nhân vật trong các tình huống để thể hiện sự tự chủ của em trên mạng xã hội.
Gợi ý:
*Tình huống 1. Kiểm tra, xác minh thông tin bạn nhờ chia sẻ là tích cực hay tiêu cực. Nếu tích cực thì vui vẻ đồng ý chia sẻ. Nếu tiêu cực thì xin lỗi và từ chối bạn vì không thể giúp được. Đồng thời, cảnh báo với mọi người để mọi người chú ý.
*Tình huống 2. Phản hồi nhẹ nhàng khiêm tốn: “Tôi vui khi bài đăng của tôi được các bạn quan tâm. Tôi rất mong nhận được lời động viên và góp ý lịch sự, tích cực từ mọi người”. Sau đó đánh giá lại nội dung bài đăng của mình để điều chỉnh theo hướng tích cực. Chặn không cho người đó vào xem tin trên trang cá nhân của mình bằng cách bật chế độ bạn bè để hạn chế số người xem.
*Tình huống 3. M cần nhìn nhận lại những nội dung chia sẻ của mình từ trước đến nay, đó đều là những chia sẻ tâm trạng, thiếu tích cực. Thay vào đó, cố gắng chia sẻ những điều hay, điều mới mẻ, yêu đời để lan tỏa năng lượng đó tới mọi người, đồng thời cũng giúp mình vui vẻ hơn.
*Tình huống 4. Em không tham gia tranh luận, em nhắn tin riêng cho các bạn và khuyên các bạn không nên tranh luận gay gắt trên mạng xã hội như vậy. Các bạn có thể thảo luận trong một group riêng hoặc đến lớp cùng bàn luận.