Bài tập file word Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp như thế nào?

Trả lời:

Được xếp thành một hàng.

Câu 2: Trong cùng một chu kì, theo chiều từ trái sang phải điện tích hạt nhân biến đổi như thế nào?

Trả lời:

Điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 3: Nêu nội dung của định luật tuần hoàn.

Trả lời:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 4: Theo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì các phi kim ở nhóm nào?

Trả lời:

Các phi kim ở nhóm VA, VIA, VIIA.

Câu 5: Trong một chu kì,  theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân với electron ngoài cùng ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng.

Câu 6: Nguyên tử Y thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Y có số hiệu nguyên tử là bao nhiêu?

Trả lời:

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p5 nên Z= 15

Câu 7: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 4s2. Xác định vị trí nhóm của nguyên tử X

Trả lời:

Cấu  hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2

X ở ô số 20 , chu kì 4, nhóm IIA, nguyên tố s

Câu 8: Dựa vào bảng hệ thống  thống tuần hoàn, hãy sắp xếp các nguyên tố: Rb, Mg, K, Na, Al theo chiều tăng dần tính kim loại. Giải thích?

Trả lời:

Các nguyên tố Rb, K, Na cùng nằm trong nhóm IA nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần: Na có tính kim loại yếu nhất, Rb có tính kim loại mạnh nhất.

 Na < K < Rb.

Các nguyên tố Na, Mg, Al cùng nằm trong chu kì 3 nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần: Al có tính kim loại yếu nhất, Na có tính kim loại mạnh nhất.

 Al < Mg < Na.

 Tính kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần: Al < Mg < Na < K < Rb.

Câu 9: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trả lời:

R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6

R→ R+ + 1e

=> Cấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p64s1

Vị trí của R: ô số 19, chu kì 4, nhóm IA

Câu 10: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp. Lớp thứ 3 có 5 electron. X nằm ở ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 => Z = 15

 X nằm ở ô thứ 15 trong bảng tuần hoàn.

Câu 11: Sắp xếp các base sau theo thứ tự tăng dần trong dãy sau: MgO, Na2O, Al2O3

Trả lời:

Vì Na, Mg, Al cùng thuộc nhóm chu kì 3 mà ZNa < ZMg < ZAl

 Al2O3, MgO, Na2O

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố M được tạo bởi anion M2- có cấu tạo electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất có hóa trị cao nhất với oxygen.

Trả lời: 

M2- có cấu hình electron: 1s12s22p63s23p6.

M + 2e → M2-

 M có hình electron: 1s12s22p63s23p4.

Vị trí M: ô nguyên tố 16, chu kì 3, nhóm VIA.

M là sulfua (S). Công thức hợp chất có hóa trị cao nhất với oxygen là SO3.

Câu 13: Nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm IIA trong bảng tuần hoàn .

  1. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng .
  2. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu lớp electron .
  3. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

Trả lời:

  1. a) Nguyên tử có hai nhóm electron lớp ngoài cùng  (Nhóm IIA)
  2. b) Nguyên tử có 4 lớp electron ( chu kì 4)
  3. c) Cấu hình electron   1s22s22p63s23p64s2

Câu 14: Cho các nguyên tử: K (Z= 19), Cl ( Z= 17), Na (Z= 11) , F (Z=9). So sánh độ âm điện của các nguyên tử trên.

Trả lời:

- Các nguyên tố K, Na cùng nằm trong nhóm IA nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần  K < Na.

- Các nguyên tố Na, Cl cùng nằm trong chu kì 3 nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần  Na < Cl.

- Các nguyên tố Cl, F cùng nằm trong nhóm VIIA nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần  Cl < F.

 Độ âm điện sắp xếp theo chiều tăng dần là: K < Na < Cl < F.

Câu 15: Hỗn hợp T gồm hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA, Mx < My. Lấy 0,88 gam hỗn hợp T cho hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m và xác định X và Y

Trả lời:

PTHH: M + 2HCl  MCl2 + H2

BTKL:

 (Mg) 24 <  < 40 (Ca).

Câu 16: X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản, số electron p của X nhiều hơn Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào.

Trả lời:

- Ta có số electron của X nhiều hơn Y là 8 nên số electron của X lớn hơn hoặc bằng 8.

- Cấu hình electron của X: 1s12s22p63s23px (x  6)

Số electron lớp ngoài cùng của X: ( x + 2).

 Số electron lớp ngoài cùng của X  8.

Mà tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12.

 Số electron lớp ngoài cùng của Y  4.

Cấu hình electron của Y: 1s22s22py.

Ta có:

Vậy cấu hình của X và Y lần lượt là:

1s12s22p63s23p5  X thuộc nhóm VIIA.

1s12s22p3  Y thuộc nhóm VA.

Câu 17: Cho 2,3 gam hỗn hợp kim loại kiềm X và Y vào nước thu được 200 gam dung dịch Z chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau (MX < MY). Cô cạn Z thu được 4,0 gam chất rắn khan. Tính nồng độ phần trăm mỗi chất trong dung dịch Z.

Trả lời:

Gọi công thức chung của kim loại kiềm là A. Nguyên tử khối trung bình .

PTHH:

Ta có:

Mà dung dịch X chứa hai chất tan có nồng độ mol bằng nhau

Vậy X là lithium ( Li Z = 7) và Y là potassium (K Z = 39).

Câu 18: Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5, là chất độc, khi rơi vào da sẽ làm da bị bỏng nặng. Hợp chất khí giữa R và hydrogen có chứa 17,65% hydrogen về khối lượng. Hợp chất này được sử dụng để trung hòa các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không ị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Xác định nguyên tố R.

Trả lời:

CT oxide cao nhất của nguyên tố R: R2O5  CT hợp chất khí với hydrogen: RH3

%H = 17,65%

 R = 14.

Vậy R là nitrogen (N).

Câu 19: Một kim loại M phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch MOH. Nếu M là nguyên tố chu kì 4, hãy viết cấu hình electron của M.

Trả lời:

M là nguyên tố kim loại nhóm IA do phản ứng với nước tạo MOH nên sẽ có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Nếu M ở chu kì 4, M sẽ có 4 lớp electron.

Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p64s1.

Câu 20: Em cần giải một mật mã sử dụng các kí hiệu nguyên tố để xác định các chữ cái trong mật mã. Quy tắc của mật mã như sau:

(1) Cho một dãy số, trong đó mỗi số là tổng của số hiệu nguyên tử và số lớp electron của một nguyên tử ứng với một nguyên tố hoá học.

(2) Chữ cái đầu tiên trong kí hiệu hoá học của mỗi nguyên tố thu được từ việc giải mã dãy số ở quy tắc thứ nhất sẽ tương ứng với một chữ cái trong mật mã.

Em hãy thử giải mật mã theo quy tắc trên với dãy số sau: 8, 2, 69, 29, 58, 19, 26, 42, 76 (các chữ cái của mật mã sắp xếp theo đúng thứ tự tương ứng với các con số).

Trả lời:

Dựa vào bảng tuần hoàn ta có thể xác định được số thứ tự của chu kì của nguyên tố đó, cũng tức là số lớp electron chỉ có thể nằm trong khoảng từ 1 đến 7. Kết quả thu được như sau:

Số trong dãy số

Số lớp electron (số thứ tự chu kì)

Số hiệu nguyên tử

Kí hiệu nguyên tố

Kí hiệu mật mã

8

2

6

C

C

2

1

1

H

H

69

6

63

Eu

E

29

4

25

Mn

M

58

5

53

I

I

19

3

16

S

S

26

4

22

Ti

T

42

5

37

Rb

R

76

6

70

Yb

Y

Mật mã: CHEMISTRY.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay