Bài tập file word Hoá học 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Phân tử; Liên kết hoá học (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Phân tử; Liên kết hoá học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 2: PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC
(PHẦN 1 - 20 CÂU)
Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm của hợp chất.
Trả lời:
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Hiện nay, đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.
- Hợp chất được phân loại thành:
+ Hợp chất vô cơ.
+ Hợp chất hữu cơ.
Câu 2: Trình bày cấu trúc electron bền vững của khí hiếm.
Trả lời:
- Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững, khó bị biến đổi hóa học. Lớp electron ngoài cùng của chúng chứa 8 electron (trừ He chứa 2 electron).
- Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung electron.
Câu 3: Nêu cách viết công thức hóa học.
Trả lời:
- Công thức hóa học của đơn chất:
+ Đối với các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố kim loại, khí hiếm và một số phi kim thì kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học.
+ Một số phi kim có phân tử gồm hai hay ba nguyên tử liên kết với nhau thì thêm chỉ số này ở chân bên phải kí hiệu hóa học.
- Công thức hóa học của hợp chất:
+ Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra hợp chất kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.
+ Chỉ số là những số nguyên, cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất, chỉ số bằng 1 thì không ghi.
Câu 4: Nêu khái niệm và đặc điểm của phân tử.
Trả lời:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
- Phân tử hợp chất được tạo nên bởi nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Câu 5: Cần chú ý điều gì trong liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất?
Trả lời:
- Các chất ammonia, carbon dioxide, đường ăn … cũng là các hợp chất cộng hóa trị.
- Hợp chất cộng hóa trị có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.
- Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Câu 6: Lấy ví dụ về đơn chất.
Trả lời:
Ví dụ:
- Đồng (copper) được tạo nên từ một nguyên tố đồng.
- Khí hydrogen được tạo nên từ nguyên tố hydrogen.
Câu 7: Mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.
Trả lời:
- Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
- Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử oxygen, 2 nguyên tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung.
Câu 8: Nêu một số ví dụ về công thức hóa học của các hợp chất có từ hai kí hiệu hóa học trở lên.
Trả lời:
Ví dụ: NaCl, NaOH, H3PO4, BaCO3,...
Câu 9: Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?
Trả lời:
Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron
Câu 10: Lấy ví dụ về hợp chất, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ.
Trả lời:
Hợp chất:
- Nước là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố H và O.
- Calcium carbonate là hợp chất được tạo nên từ 3 nguyên tố Ca, C và O.
- Hợp chất vô cơ: nước, carbon dioxide; muối ăn; calcium carbonate…
- Hợp chất hữu cơ: glucose; protein; saccharose; …
Câu 11: Trong phân tử methane, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của C và H như thế nào?
Trả lời:
Trong phân tử nước, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như sau:
Nguyên tố |
C |
H |
Hóa trị |
IV |
I |
Số nguyên tử |
1 |
4 |
Tích hóa trị và số nguyên tử |
IV × 1 = I × 4 |
Câu 12: Em hãy nêu một số ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.
Trả lời:
- Đồng (copper): dùng làm lõi dây điện, đúc tượng, chế tạo chi tiết máy, chế tạo thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển.
- Hydrogen: dùng làm nhiên liệu chính cho nhiều động cơ như xe ô tô, tên lửa…, dùng trong chăm sóc sức khỏe con người, dùng làm chất khử.
- Carbon: than chì dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan.
Câu 13: Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị có vai trò gì?
Trả lời:
- Cả hai liên kết này đều quan trọng trong hóa học hữu cơ. Liên kết ion rất quan trọng vì chúng cho phép tổng hợp các hợp chất hữu cơ cụ thể. Các nhà khoa học có thể điều khiển các đặc tính ion và các tương tác này để tạo thành các sản phẩm mong muốn.
- Liên kết cộng hóa trị đặc biệt quan trọng vì hầu hết các phân tử carbon tương tác chủ yếu thông qua liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị cho phép các phân tử chia sẻ electron với các phân tử khác, tạo ra chuỗi hợp chất dài và cho phép phức tạp hơn trong cuộc sống.
Câu 14: Tính phần trăm khối lượng của Ba, C, O trong BaCO3
Trả lời:
Khối lượng của nguyên tố Ba trong BaCO3 là: mBa = 1 × 137 amu = 137 amu.
Khối lượng của nguyên tố C trong BaCO3 là: mC = 1 × 12 amu = 12 amu.
Khối lượng của nguyên tố O trong BaCO3 là: mO = 3 × 16 = 48 amu.
→ Khối lượng phân tử CaCO3 là: = 137 + 12 + 48 = 197 amu.
Phần trăm về khối lượng của Ca trong CaCO3 là:
%mCa = x 100% = x 100% = 69,54%.
Phần trăm về khối lượng của C trong BaCO3 là:
%mC = x 100% = x 100% = 6,09%.
Phần trăm về khối lượng của O trong CaCO3 là:
%mO = x 100% = x 100% = 24,37%.
Câu 15: Ethanol được sử dụng như một chất sát trùng, chống vi khuẩn trong y học. Ngoài ra, ethanol còn được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
Trả lời:
- Trong dược phẩm: Được dùng trong nghiên cứu và điều chế thuốc ngủ.
- Trong công nghiệp:
+ Sử dụng ethanol trong các sản phẩm chống đông lạnh vì chúng có điểm đóng băng thấp.
+ Điều chế một số hợp chất hữu cơ khác như: dietyl ete, etyl axetat, axit axetic.
+ Đặc biệt, cồn công nghiệp Ethanol được sử dụng trong pha chế xăng sinh học E5, E10, tỉ lệ xăng này chiếm trên 90%.
+ Ứng dụng trong công nghiệp in, dệt may.
+ Có vai trò quan trọng trong ngành điện tử, bo mạch, lau vi mạch.
Câu 16: Phân tử chlorine được tạo bởi 2 nguyên tử Cl. Hãy tính khối lượng của phân tử chlorine theo đơn vị amu.
Trả lời:
Phân tử chlorine được tạo bởi 2 nguyên tử Cl (có khối lượng nguyên tử = 35,5)
Khối lượng phân tử của chlorine bằng: 35,5.2 = 71 (amu)
Câu 17: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi S hóa trị VI và O.
Trả lời:
Đặt công thức của hợp chất là SxOy
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x × VI = y × II
Ta có tỉ lệ: = =
Lấy x = 1 và y = 3
Công thức hóa học của hợp chất là SO3
Câu 18: Tại sao hỗn hợp không phải là một hợp chất mà chỉ là một sự pha trộn của các chất khác nhau?
Trả lời:
- Hỗn hợp và hợp chất là hai khái niệm khác nhau trong hóa học, và sự phân biệt chính đó là cấu trúc phân tử.
- Hỗn hợp là một sự pha trộn của ít nhất hai chất khác nhau mà không xảy ra phản ứng hóa học giữa chúng. Trong hỗn hợp, các chất tham gia vẫn giữ nguyên cấu trúc và tính chất của chúng. Mỗi thành phần của hỗn hợp vẫn có thể được tách ra mà không gây thay đổi tính chất cơ bản của các chất đó.
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Cấu trúc phân tử của hợp chất là kết hợp cố định giữa các nguyên tố hoặc hợp chất tham gia phản ứng. Hợp chất không thể được tách ra thành các thành phần riêng lẻ mà vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của chúng.
- Vì vậy, hỗn hợp không phải là một hợp chất mà chỉ đơn thuần là sự pha trộn của các chất khác nhau mà không có phản ứng hóa học xảy ra giữa chúng.
Câu 19: Tại sao liên kết ion thường xảy ra giữa kim loại và phi kim?
Trả lời:
- Liên kết ion thường xảy ra giữa kim loại và phi kim do sự đa dạng về tính chất của hai loại nguyên tử này. Kim loại có xu hướng mất electron để trở thành ion dương, trong khi phi kim có xu hướng nhận electron để trở thành ion âm. Sự khác biệt này tạo ra hiện tượng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, dẫn đến việc hình thành liên kết ion.
- Ví dụ điển hình nhất cho liên kết ion là muối, như NaCl, trong đó ion natri dương và ion clorua âm chặt chẽ hút lẫn nhau do sự đa dạng về tính chất của chúng. Điều này tạo ra các hợp chất có điểm nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, cũng như khả năng dẫn điện tốt trong dung dịch. Sự khác biệt về tính chất giữa kim loại và phi kim là lý do chính tạo nên liên kết ion mạnh mẽ và ổn định giữa chúng.
Câu 20: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na có hóa trị I và (SO4) có hóa trị II. Tính phần trăm khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất đó.
Trả lời:
Gọi công thức tổng quát là Nax(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = y.II suy ra = =
Suy ra x = 2, y = 1
Vậy công thức hóa học cần lập là Na2SO4.
Khối lượng của nguyên tố Na trong Na2SO4 là:
mNa = 2 × 23 amu = 46 amu
Khối lượng của nguyên tố S trong Na2SO4 là:
mC = 1 × 32 amu = 32 amu
Khối lượng của nguyên tố O trong Na2SO4 là:
mO = 4 × 16 = 64 amu
→ Khối lượng phân tử Na2SO4 là:
= 46 + 32 + 64 = 142 amu
Phần trăm về khối lượng của Na trong Na2SO4 là:
%mNa = x 100% = x 100% = 32,39%
Phần trăm về khối lượng của S trong Na2SO4 là:
%mS = x 100% = x 100% = 22,54%
Phần trăm về khối lượng của O trong Na2SO4 là:
%mO = x 100% = x 100% = 45,07%