Bài tập file word Hoá học 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Phân tử; Liên kết hoá học (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Phân tử; Liên kết hoá học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm của đơn chất.

Trả lời:

- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất. Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các dạng đơn chất khác nhau.

- Đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim, khí hiếm tạo nên từ nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm tương ứng.

Câu 2: Nêu khái niệm ion và liên kết ion.

Trả lời:

- Nguyên tử trung hòa về điện, khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.

- Điện tích của ion được viết phía trên, bên phải của kí hiệu hóa học.

- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học và cách tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học.

Trả lời:

- Công thức hóa học cho biết:

+ Các nguyên tố hóa học tạo nên chất.

+ Số nguyên tử hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong phân tử.

+ Khối lượng phân tử của chất.

- Cách tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học:

+ Bước 1: Tính khối lượng phân tử hợp chất.

+ Bước 2: Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:

Câu 4: Trình bày về khối lượng phân tử.

Trả lời:

- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

- Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị amu.

Câu 5: Trình bày sự hình thành phân tử hydrogen và phân tử oxygen.

Trả lời:

- Sự hình thành phân tử hydrogen:

+ Mỗi nguyên tử H có một electron ở lớp ngoài cùng.

+ Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử hydrogen, hai nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

- Sự hình thành phân tử oxygen

+ Mỗi nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

+ Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử oxygen, hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

Câu 6: Ở điều kiện thường, các đơn chất tồn tại dưới dạng nào?

Trả lời:

- Các kim loại như đồng, sắt, nhôm … tồn tại ở thể rắn (trừ Hg tồn tại ở thể lỏng);

- Các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (như sulfur, carbon, …), thể khí (như hydrogen, nitrogen, …) và thể lỏng như bromine.

- Các khí hiếm tồn tại ở thể khí.

Câu 7: Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử muối ăn.

Trả lời:

- Nguyên tử sodium (Na) nhường một electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne.

- Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar.

- Hai ion được tạo thành mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion trong phân tử muối ăn.

Câu 8: Nêu một số ví dụ về công thức hóa học của đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học.

Trả lời:

Ví dụ: 

- Với phi kim phân tử thường có hai nguyên tử. Ví dụ: N2, H2, Cl2, O2,...

- Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học của đơn chất. Ví dụ: Na, K, Ba, Fe, C, S, P,...

Câu 9: Lấy ví dụ về phân tử hợp chất.

Trả lời:

Ví dụ:

- Phân tử methane gồm 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H.

- Phân tử nước gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.

Câu 10: Lấy ví dụ về phân tử đơn chất.

Trả lời:

Ví dụ:

- Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau tạo thành phân tử nitrogen.

- Hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau tạo thành phân tử oxygen.

Câu 11: Trong phân tử carbon oxide (CO2) hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của C và O như thế nào?

Trả lời:

Trong phân tử silicon oxide (SiO2) hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của Si và O như sau:

Nguyên tố

C

O

Hóa trị

IV

II

Số nguyên tử

1

2

Tích hóa trị và số nguyên tử

IV × 1 = II × 2

 

Câu 12: Tại sao nước có khả năng tạo liên kết ion trong một số trường hợp?

Trả lời:

- Trong trường hợp của nước (H2O), liên kết chủ yếu là liên kết cộng hóa trị, không phải liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị xảy ra khi nguyên tử Hydro (H) chia sẻ electron với nguyên tử oxy (O), tạo ra phân tử nước.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, như khi nước tác động với một chất khác, nó có thể tạo ra liên kết ion tạm thời. Khi nước tương tác với một chất có khả năng tạo ion, nước có thể làm cho các ion dương và âm tách ra, kết quả là tạo ra liên kết ion tạm thời.

- Tuy nhiên, trong điều kiện thông thường, liên kết chủ yếu trong nước vẫn là liên kết cộng hóa trị. Điều này dẫn đến tính chất đặc trưng của nước như tính chất hòa tan tốt và tính chất phân cực.

Câu 13: Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6 cho biết điều gì?

Trả lời:

Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6 cho biết:

- Glucose được tạo thành từ ba nguyên tố là C, H, O.

- Trong một phân tử glucose có 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H, 6 nguyên tử O.

- Khối lượng phân tử của glucose là:72 + 12 + 96 = 180 amu.

Câu 14: Ở các tòa nhà thường được trang bị bình chữa cháy. Trong bình có chứa phân tử chất khí gì? Phân tử đó gồm những nguyên tố nào? Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất khí này là bao nhiêu?

Trả lời:

Carbon dioxide không duy trì sự cháy nên được dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ. Hơn nữa trong điều kiện thường, carbon dioxide ở thể khí => Không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật.

 Phân tử đó gồm 2 nguyên tố là C và O. Trong đó có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

Câu 15: Vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi

Trả lời:

- Muối ăn là hợp chất ion, được hình thành bởi lực hút giữa 2 ion trái dấu là Na+ và Cl- (liên kết bền vững)  Trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.

- Đường ăn, nước đá, nước là các hợp chất cộng hóa trị (liên kết kém bền hơn) Ở thể rắn thì dễ nóng chảy, ở thể lỏng thì dễ bay hơi.

Câu 16: Phân biệt đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide

Trả lời:

- Đơn chất oxygen được tạo nên từ 1 nguyên tố là: oxygen (O).

- Hợp chất carbon dioxide được tạo nên từ 2 nguyên tố là: carbon (C) và oxygen (O).

- Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. Carbon dioxide không duy trì sự sống và sự cháy.

Câu 17: Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 232 amu. Biết phần trăm khối lượng của Fe trong X là 72,41%. Hãy xác định công thức hóa học của X.

Trả lời:

Đặt công thức hóa học của X là FexOy

Khối lượng nguyên tố Fe trong một phân tử X là:   =  168 amu

Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử X là 232 – 168 = 64 (amu)

Ta có: 56 amu × x = 168 amu → x = 3

16 amu × y = 64 amu → y = 4

Vậy công thức hóa học của X là Fe3O4

Câu 18: Nêu một số ứng dụng của đơn chất phi kim trong cuộc sống.

Trả lời:

- Oxygen có 2 ứng dụng quan trọng trong đời sống là sự hô hấp và dùng để đốt nhiên liệu. Khí oxygen cần thiết cho cả sự sống của con người, động vật. Những thợ lặn, nhà thám hiểm biển… đều cần dùng bình khí oxygen đặc biệt khi xuống biển; Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí. Trong sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxygen vào lò để tạo nhiệt độ cao, nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng thành phẩm.

- Nitrogen:  ứng dụng trong bảo quản thực phẩm đóng gói, luyện kim, hàn đường ống, bơm lốp ô tô, máy bay…

- Clo: Sử dụng trong điều chế nước gia – ven, clorua vôi, tẩy trắng vải sợi, bột giấy, điều chế nhựa PVC, cao su…

- Lưu huỳnh:

+ Tham gia cấu tạo nên protein, hoocmon, insulin.

+ Thuốc tẩy, giải độc chì, thủy ngân

+ Tẩy uế phòng người mắc bệnh truyền nhiễm

- Hydrogen: Được sử dụng làm đèn xì – oxi hàn cắt kim loại, bơm khinh khí cầu, làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, động cơ ô tô thay thế xăng…

- Flo: Là một vi chất dinh dưỡng tham gia vào các quá trình phát triển răng, tạo ngà và men răng.

Câu 19: Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất vật lý và hóa học của các chất?

Trả lời:

- Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều đóng vai trò quan trọng trong xác định tính chất vật lý và hóa học của các chất.

- Liên kết ion thường tạo ra các hợp chất có điểm nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, do lực liên kết ion mạnh giữa các ion trái dấu. Những hợp chất này thường dẫn điện tốt khi tan trong nước.

- Liên kết cộng hóa trị tạo ra các hợp chất có các tính chất vật lý và hóa học đa dạng. Có nhiều dạng liên kết cộng hóa trị, bao gồm liên kết đơn, liên kết đôi, và liên kết ba. Các chất có liên kết cộng hóa trị thường có điểm sôi và điểm nóng chảy thấp hơn so với các hợp chất ion tương tự. Đồng thời, các chất có liên kết cộng hóa trị thường không dẫn điện trong trạng thái rắn hoặc lỏng do thiếu điện tích tự do để di chuyển.

- Sự đa dạng của cấu trúc và tính chất của các hợp chất phân tử có liên kết cộng hóa trị giúp chúng thể hiện tính chất hóa học đa dạng. Ví dụ, nguyên tử cacbon có khả năng tạo ra nhiều loại liên kết cộng hóa trị, dẫn đến sự phong phú của hợp chất hữu cơ trong tự nhiên.

- Tóm lại, cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều có ảnh hưởng lớn đến tính chất vật lý và hóa học của các chất, và sự đa dạng trong loại liên kết này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự đa dạng của các hợp chất hóa học.

Câu 20: Nguyên tố nào có nhiều hóa trị nhất? Tại sao?

Trả lời:

Nguyên tố lưu huỳnh (S) là một trong những nguyên tố có nhiều hóa trị nhất. Lưu huỳnh có thể có hóa trị từ -2 đến +6. Điều này có thể được giải thích bằng cấu trúc electron của lưu huỳnh, với cấu hình electron là 1s2s2p3s3p4, viết gọn là [Ne]3s2 3p4. Khi kết hợp với các nguyên tố khác, lưu huỳnh có khả năng tạo ra nhiều loại liên kết hóa học và mức độ oxy hóa/khử khác nhau, dẫn đến sự đa dạng hóa trị của nó. Lưu huỳnh thường tạo liên kết đơn, đôi, ba và thậm chí tạo liên kết dạng ion, làm tăng sự đa dạng các hợp chất của nó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay