Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Nguyên tố hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 kết nối tri thức.

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TÓ HÓA HỌC

BÀI 3 - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử.

Trả lời:

  • Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử, mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.
  • Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Câu 2: Nêu tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học.

Trả lời:

  • Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium, ... Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo các cách khác nhau.
  • Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng).

Câu 3: Nguyên tố hóa học được ký hiệu như thế nào?

Trả lời:

  • Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng. Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.
  • Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường.
  • Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu ví dụ về các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Trả lời:

Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).

Câu 2: Đến nay đã tìm được bao nhiêu nguyên tố hóa học? Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt là do đâu?

Trả lời:

Đến nay, con người đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

Câu 3: Lấy ví dụ về kí hiệu hóa học.

Trả lời:

Ví dụ: Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxygen là O; của nguyên tố lithium là Li.

 

Câu 4: Lấy ví dụ một số nguyên tố có kí hiệu hóa học xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

Trả lời:

Ví dụ: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là K.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Thiếu hụt nguyên tố hóa học nào là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ? Nêu biện pháp khắc phục.

Trả lời:

Iodine là nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người, là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Vì vậy cần bổ sung lượng iodine cần thiết cho cơ thể bằng cách sử dụng muối iodine, các thực phẩm giàu iodine như rong biển, cá biển,…

 

Câu 2: Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thế có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Trả li:

Theo khái niệm về nguyên tố hóa học: những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

⇒ Những nguyên tử có cùng một proton nhưng khác nhau số neutron đều thuộc về một nguyên tố hóa học hydrogen.

Câu 3: Số hiệu nguyên tử carbon là 6. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố carbon là bao nhiêu?

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.

⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là 6.

Câu 4: Cho hình sau, nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen. Vì sao các nguyên tử trong hình đều là 1 nguyên tố hóa học?

Trả lời:

  • Ba nguyên tử hydrogen có số neutron khác nhau. Nguyên tử hdrogen thứ nhất không có neutron. Nguyên tử hydrogen thứ hai có 1 neutron. Nguyên tử hydrogen thứ ba có 2 neutron.
  • Khi các nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân người ta nói các nguyên tử đó thuộc cùng một nguyên tố hóa học. 3 nguyên tử trong hình đã cho đều có 1 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

IV. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Ta nên cung cấp đủ các nguyên tố hóa học nào để cây phát triển khỏe mạnh?

Trả lời:

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt ta cần cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng được chia thành hai nhóm:

  • Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là chất mà cây trồng nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ khi trồng cây, trong giai đoạn nuôi cây và nếu thiếu các dưỡng chất thiết yếu cây trồng sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm 16 nguyên tố: carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), nitrogen (N), phosphorus (P), potassium (K), calcium (Ca), magnesium (Mg), sulfur (S), iron (Fe), zinc (Zn), copper (Cu), manganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo), chorine (Cl).
  • Nhóm chất dinh dưỡng có lợi là chất mà nếu không có nó cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển một cách bình thường, nhưng nếu được bổ sung thêm sẽ làm cây sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn, tốt hơn và đem lại giá trị cao hơn cho từng nhóm nông sản. Thông thường, những chất này cây cần với lượng rất ít và có thể gọi là nhóm siêu vi lượng.
  • Chất siêu vi lượng gồm: cobalt (Co), sodium (Na), aluminium (Al), nickel (Ni), vanadium (V) và các nguyên tố đất hiếm (lanthanum, cerium, praseodymium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, thulium...).

Câu 2: Cây cối sẽ ra sao nếu thiếu các nguyên tố vi lượng? Nguyên tố vi lượng có vai trò gì đối với cây cối?

Trả lời:

  • Cây trồng bị thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường như vàng lá, xoắn lá, rụng hoa, rụng trái non…
  • Nếu đất thiếu vi lượng thì cây sẽ thiếu vi lượng. Nếu nông dân bón nhiều vôi, pH tăng làm nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn) bị cố định lại cây không đồng hóa được.
  • Tác dụng phân bón vi lượng: bổ sung vi lượng cần thiết cho cây trồng; ổn định pH và kích thích ra rễ cực mạnh giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả; Tăng tốc độ vận chuyển dinh dưỡng, giúp quả lớn nhanh, đồng đều, chống nứt trái; Tăng phẩm chất, hương vị của trái (mỏng vỏ, mọng nước, trái lớn đều, bóng đẹp,…; Hạn chế vàng lá thối rễ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi cây vàng lá thối rễ.

 

Câu 3: Nêu ứng dụng trong đời sống của nguyên tố Ba.

Trả lời:

Bari carbonat được sử dụng trong sản xuất thủy tinh. Là một nguyên tố nặng, bari làm tăng chiết suất và độ sáng của thủy tinh. Hợp chất này cũng được dùng để làm giảm rò rỉ tia X từ tivi ống tia âm cực (CRT).

 

Câu 4: Các nguyên tố hóa học ảnh hưởng như thế nào đến độ bền của thép?

Trả lời:

  • Mangan (Mn): khi hàm lượng Mn > 1% tính hàn kém đi vì dễ bị nứt (tăng tính thấm tôi).
  • Silic (Si): hàm lượng Si > 0,3% sẽ gây khó khăn cho quá trinh hàn vì tạo nên các loại ôxit khó chảy và tăng tính chảy loãng.
  • Crôm (Cr): tăng sự oxy hóa kim loại và kết hợp với cacbon tạo thành cacbit (hợp chất hóa học), nâng
  • Niken (Ni): có tác dụng làm nhỏ hạt kim loại và nâng cao tính dẻo của thép – ít ảnh hưởng đến tính hàn của thép.
  • Molipden (Mo): gây nhiều khó khăn cho quá trinh hàn như làm tăng khả năng nứt ngầm trong mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt lớn, dễ bị ôxy hóa và cháy mnạh trong quá trinh hàn.
  • Vonfram (W): làm tăng độ cứng và khả năng chịu nhiệt nhưng W làm cho tính hàn kém đi vì nó thường bị ôxy hóa mạnh nên cần bảo vệ thật tốt trong quá trinh hàn.
  • Lưu huỳnh (S): thường gây hiện tượng bở nóng, nứt nóng còn phospho (P) thường gây hiện tượng giòn nguội, nứt nguội.
  • Oxy trong thép thường ở dạng oxit làm giảm cơ tính và làm xấu tính hàn của thép.
  • Nitơ trong thép tạo hợp chất hóa học (nitrit sắt) rất cứng, dòn, làm giảm tính dẻo và gây khó khăn cho quá trinh hàn.
  • Hydro là tạp chất có hại, sinh khí trong vũng hàn, gây nứt tế vi trong mối hàn và gây khó khăn cho quá trình hàn.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay