Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức Bài 2: Nguyên tử
Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Nguyên tử. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
BÀI 2 - NGUYÊN TỬ
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm ban đầu của nguyên tử.
Trả lời:
- Hàng ngàn năm trước, nhiều nhà thông thái Hy Lạp mà đại diện là Đê – mô – crit đã cho rằng: sự tồn tại của một loại hạt vô cùng nhỏ (được gọi là nguyên tử) tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Khởi nguồn của quan niệm nguyên tử là sự chia nhỏ một vật sẽ đến một giới hạn “không thể phân chia được”.
- Đến đầu thế kỉ XIX, Đan – tơn, nhà khoa học người Anh chứng tỏ rằng có các đơn vị chất tối thiểu (được gọi là nguyên tử) tạo thành các chất.
Câu 2: Nêu mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo.
Trả lời:
- Rơ – dơ – pho, nhà vật lí người Niu – di – lân đã đề xuất mô hình nguyên tử. Theo mô hình này, nguyên tử có cấu tạo rỗng. Nguyên tử có hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (mẫu hành tinh nguyên tử).
- Bo, nhà vật lí người Đan Mạch, đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho. Theo Bo, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất. Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn.
Câu 3: Nêu cấu tạo nguyên tử.
Trả lời:
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.
- Nguyên tử trung hòa và điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
Câu 4: Trình bày về khối lượng nguyên tử.
Trả lời:
- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và các hạt electron ở vỏ nguyên tử.
- Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ, để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu.
Câu 5: Nêu các chú ý về khối lượng nguyên tử.
Trả lời:
- Một proton có khối lượng gần đúng bằng khối lượng của một neutron và xấp xỉ bằng 1 amu. Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu.
- Electron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron
⇒ Một cách gần đúng coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu ví dụ về khối lượng nguyên tử.
Trả lời:
Ví dụ: Nguyên tử nhôm có 13 proton, 13 electron và 14 neutron.
Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
⇒ Khối lượng của nguyên tử nhôm là 13.1amu + 14.1 amu = 27 amu
Câu 2: Lấy ví dụ về hạt nhân nguyên tử.
Trả lời:
Ví dụ: Helium có 2 proton trong hạt nhân. Số đơn vị điện tích hạt nhân của helium bằng 2.
Câu 3: Mô tả cấu tạo của nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon theo mô hình nguyên tử của Bo.
Trả lời:
- Nguyên tử hydrogen gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 1 electron chuyển động quanh hạt nhân.
- Nguyên tử carbon gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 6 electron chuyển động quanh hạt nhân. 6 electron này được xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 4 electron.
Câu 4: Số đơn vị điện tích hạt nhân của canxi bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Số đơn vị điện tích hạt nhân của canxi bằng 20 (bằng tổng số proton trong hạt nhân).
III. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử oxygen.
Trả lời:
Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 6 electron.
Câu 2: Vì sao amu thường được sử dụng làm đơn vị khối lượng nguyên tử?
Trả li:
- Vì khối lượng của nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu.
1 amu = 1,6605 × 10-24 gam
Câu 3: Quan sát mô hình dưới đây, cho biết số proton, số electron và xác định khối lượng nguyên tử carbon (biết số neutron bằng 6)
Trả lời:
Một nguyên tử Carbon (C) gồm: 6 proton, 6 electron.
Khối lượng nguyên tử Mg bằng 6 + 6 = 12 amu.
Câu 4: Vì sao coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử?
Trả lời:
Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ khoảng bằng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron. Do đó khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy kể tên một số nguyên tố vi lượng trong cơ thể người và nêu vai trò của chúng.
Trả lời:
- Sắt (Fe): có khả năng tạo ra hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan và đóng vai trò vận chuyển điện tích trong chuỗi hô hấp, tham gia vào quá trình sản sinh myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ và có mặt trong cấu tạo của nhiều enzyme.
- Kẽm: cần thiết cho thị lực và giúp chống lại một số loại bệnh tật, kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để nhanh liền sẹo. Ngoài ra, kẽm bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng và ung thư hiệu quả.
- Magie: dụng duy trì canxi ở men răng, ngăn ngừa bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim
- Mangan: đảm bảo sự vững chắc cho xương, kiểm soát lượng insulin trong cơ thể.
Câu 2: Cây cối sẽ ra sao nếu thiếu các nguyên tố vi lượng? Nguyen tố vi lượng có vai trò gì đới với cây cối?
Trả lời:
- Cây trồng bị thiếu nguyên tố vi lượng thì cây mắc bệnh và phát triển không bình thường như vàng lá, xoắn lá, rụng hoa, rụng trái non…
- Nếu đất thiếu vi lượng thì cây sẽ thiếu vi lượng. Nếu nông dân bón nhiều vôi, pH tăng làm nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn) bị cố định lại cây không đồng hóa được.
- Tác dụng phân bón vi lượng: bổ sung vi lượng cần thiết cho cây trồng; ổn định pH và kích thích ra rễ cực mạnh giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả; Tăng tốc độ vận chuyển dinh dưỡng, giúp quả lớn nhanh, đồng đều, chống nứt trái; Tăng phẩm chất, hương vị của trái (mỏng vỏ, mọng nước, trái lớn đều, bóng đẹp,…; Hạn chế vàng lá thối rễ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi cây vàng lá thối rễ.
Câu 3: Nguyên tố đại lượng nào có vai trò quan trọng nhất để tạo ra sự đa dạng của vật chất hữu cơ? Nêu một số ứng dụng của nguyên tố đó trong đời sống.
Trả lời:
- Nguyên tố carbon có vai trò quan trọng nhất để tạo ra sự đa dạng của vật chất hữu cơ.
- Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất và trong kĩ thuật:
- Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì; …
- Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính...
- Cacbon vô định hình cũng có nhiều ứng dụng:
- Than hoạt tính làm mặt nạ phòng độc. khử mùi,…
- Than gỗ dùng làm chất đốt, chất khử,…
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 2: Nguyên tử (6 tiết)