Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

CHỦ ĐỀ 10: VIRUS

BÀI 20 - KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm của virus.

Trả lời:

 - Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

 - Đặc điểm:

 + Kích thước virus rất nhỏ, đường kính thường từ 20 – 300 nm.

 + Virus không có cấu tạo tế bào nên không được gọi là cơ thể mà gọi là hạt virus.

 + Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc do không có khả năng trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

Câu 2: Virus được chia thành mấy loại?

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia thành hai loại là virus trần và virus có màng bọc.

 

Câu 3: Virus được cấu tạo như thế nào?

Trả lời: 

 - Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid; virus có màng bọc có thêm thành phần là màng bọc phospholipid kép, nằm bên ngoài vỏ capsid. Trong đó:

 + Lõi nucleic acid chứa DNA hoặc RNA mạch đơn hoặc mạch kép, có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.

 + Vỏ capsid được cấu tạo từ protein, có chức năng bao bọc bảo vệ virus.

 - Tùy từng loại virus, thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ có thể nằm ở các vị trí khác nhau:

 + Ở virus trần, thụ thể là protein của vỏ capsid.

 + Ở virus có màng bọc, thụ thể là các gai glycoprotein trên lớp màng bọc.

 + Ở virus gây bệnh trên vi khuẩn như phage T4, thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi.

 

Câu 4: Trình bày diễn biến chu trình nhân lên của virus.

Trả lời: 

Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn:

 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

 - Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bọc sẽ sử dụng màng của tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan..

Trả lời:

Điểm phân biệtChu kì sinh tanChu kì tiềm tan
Tên gọi loại virus gây raVirus độc.Virus ôn hòa.
Cơ chế - Vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ.  - Nhân lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. - Vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.  - Không nhân lên thế hệ virus mới trong tế bào chủ.
Kết quảLàm tan tế bào chủ.Không làm tan tế bào chủ.
Mối quan hệKhông thể chuyển thành chu trình tiềm tan.Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.

Câu 2: Phân biệt virus và vi khuẩn.

Trả lời:

VirusVi khuẩn
Có kích thước rất nhỏCó kích thước lớn hơn
Không có cấu tạo tế bàoCó cấu tạo tế bào
Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vậtSống kí sinh hoặc sống tự do trong môi trường
Chỉ có DNA hoặc RNACó cả DNA và RNA
Không có ribosomeCó ribosome

Câu 3: Kể tên một số virus kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

Trả lời:

 - Virus kí sinh ở vi sinh vật: Mycovirus - Phage

 - Virus kí sinh ở thực vật: Virus khảm thuốc lá

 - Virus kí sinh ở động vật và con người: Virus SASR-CoV-2, virus HIV, virus đậu mùa, virus cúm

 

Câu 4: Vì sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh?

Trả lời:

Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì các loại virus có kích thước siêu nhỏ. Virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hoá khi bên ngoài tế bào.

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Kể tên một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người.

Trả lời:

Một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người: virus HIV, cúm A, SARS-CoV-2, viêm gan B, sốt xuất huyết,…

Câu 4: Đề xuất biện pháp ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào.

Trả lời:

Một số cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào ở người: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể; vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn; tiêm vaccine hoặc thuốc kháng virus;...

Câu 3: Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Lấy ví dụ.

Trả lời:

 - Muốn xâm nhập được vào tế bào chủ thì virus phải có thụ thể tương thích với thụ thể của tế bào nên mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định.

 - Ví dụ: Virus HIV chỉ xâm nhập được vào tế bào lympho T ở người.

Câu 4: Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?

Trả lời:

Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường có các tế bào chủ thích hợp với virus như vi khuẩn, các loại nấm, động vật, thực vật.

Câu 5: Vì sao những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm?

Trả lời:

Vì HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, vi sinh vật gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công cơ thể nên những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm kéo dài.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Mô tả bệnh cúm và các biện pháp phòng bệnh.

Trả lời:

 - Khi virus cúm Influenza xâm nhập vào tế bào biểu mô đường hô hấp và nhân lên sẽ gây ra cúm. Cúm bao gồm 3 type A, B, C:

 + Cúm type A: nguy hiểm hơn bởi có khả năng bùng phát thành dịch.

 + Cúm type B: ít lây lan thành dịch bởi khả năng gây bệnh giới hạn.

 + Cúm type C: hiếm khi gây thành dịch bởi các triệu chứng hầu hết đều nhẹ và không nghiêm trọng.

 - Khi người bệnh chảy nước mũi, hắt hơi hay ho, virus có thể theo đó bắn ra ngoài và lây cho những người khác thông qua đường hô hấp. Tỷ lệ mắc cúm thường cao hơn ở người già và trẻ em, đặc biệt hay gặp phải vào thời tiết lạnh.

 - Cúm có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp và tạo thành dịch, do đó việc tìm hiểu và nắm chắc những biện pháp phòng ngừa bệnh cúm là rất quan trọng.

 + Các trường hợp bị cúm cần được phát hiện sớm và cách ly.

 + Giáo dục và tuyên truyền những kiến thức cần thiết về bệnh cúm cho người dân.

 + Tại những khu vực có dịch hoặc có nguy cơ bùng phát dịch cần hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và thường xuyên rửa tay với xà phòng.

 + Thường xuyên khử trùng không khí xung quanh.

 + Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

 + Kết hợp uống thuốc phòng bệnh theo chỉ định của bác sĩ bên cạnh tiêm vaccine trong các vụ dịch.

Câu 2: Khi tiêm vaccine cần tuần thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

 - Tiêm chủng trên phạm vi hợp lý, đạt tỷ lệ cao.

 - Tiêm chủng đúng đối tượng.

 - Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc; bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng; tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.

 - Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng.

 - Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng.

 - Bảo quản vacxin đúng qui định.

Câu 3: Sau khi tiêm vaccine, cơ thể thường có những phản ứng nào?

Trả lời:

 - Phản ứng tại chỗ: nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ.

 - Phản ứng toàn thân:

 + Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả, khoảng từ 10 đến 20 %. Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp, khoảng 1 phần vạn, hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số vaccine có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc phản vệ, tuy nhiên rất hiếm gặp.

 + Khi bàn về những phản ứng do vaccine, cần phải nhấn mạnh rằng mức độ nguy hiểm do vaccine nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương ứng gây ra. Ví dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván gây ra.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay