Bài tập file word Sinh học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 10 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: SINH HỌC VI SINH VẬT
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm, phân loại của vi sinh vật.

Trả lời:

- Khái niệm: Vi sinh vật là những kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

- Vi sinh vật gồm có các nhóm: vi khuẩn và vi sinh vật cổ (giới Khởi sinh), tảo đơn bào và nguyên sinh động vật (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).

Câu 2: Sinh trưởng ở vi sinh vật là gì? Nêu diễn biến các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Trả lời:

- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

- Trong hệ kín (môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi), sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được diễn ra theo 4 pha:

Đặc điểm

Pha tiềm phát (pha lag)

Pha lũy thừa (pha log)

Pha cân bằng

Pha suy vong

Quần thể vi khuẩn

- Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.

- Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể gần như không thay đổi.

- Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ.

- Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa.

- Số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi.

- Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể hầu như không thay đổi.

- Số tế bào chết hoặc bị phân hủy nhiều hơn số tế bào sinh ra.

- Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Dinh dưỡng cạn kiệt và các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.

Câu 3: Nêu cơ chế và vai trò của quá trình tổng hợp amino acid, protein ở vi khuẩn.

Trả lời:

- Cơ chế: Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các amino acid. Thông qua quá trình dịch mã, ribosome sẽ liên kết các amino acid để tổng hợp protein.

- Vai trò: Một số protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào vi sinh vật, phần lớn còn lại thực hiện chức năng xúc tác.

Câu 4: Vì sao vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh?

Trả lời:

Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) cơ thể ở sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng. Kích thước nhỏ còn có lợi trong việc nuôi cấy, lưu trữ và nghiên cứu vi sinh vật (một số lượng rất lớn tế bào có thể được nuôi cấy chỉ trong một khoảng không gian nhỏ).

Câu 5: Vi sinh vật ưa lạnh có sống được trong suối nước nóng không ? Chúng có gây bệnh cho người không ?

Trả lời:

Vi sinh vật ưa lạnh không sống được trong suối nước nóng. Thân nhiệt của cơ thể là 37 độ C không phù hợp cho vi khuẩn ưa lạnh sinh trưởng, do đó chúng không gây bệnh được cho người.

Câu 6: Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường. Khuẩn lạc ở các vi sinh vật khác nhau có hình thái đặc trưng như thế nào?

Trả lời:

- Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.

- Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.

- Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…

Câu 7: Nêu điểm khác nhau giữa nảy chồi của nấm men so với nảy chồi ở vi khuẩn.

Trả lời:

- Ở nấm men, các chồi mọc lên trực tiếp không có các ống rỗng như nảy chồi ở vi khuẩn.

- Sự phân chia vật chất di truyền trong nảy chồi ở nấm men theo kiểu phân bào có thoi vô sắc còn ở vi khuẩn phân bào không có thoi vô sắc.

Câu 8: Quá trình phân giải nhờ vi sinh vật gây tác hại gì?

Trả lời:

Tác hại của quá trình phân giải nhờ vi sinh vật:

- Làm hư hỏng thực phẩm, ví dụ như lúa, ngô, khoai, sắn,…

- Làm hư hỏng và gây mất mỹ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,…

Câu 9: Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Vi sinh vật được sử dụng trong các quy trình xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp:

- Nhiều chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (chế phẩm EM) đã được sản xuất, ứng dụng trong chuyển hóa rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ, khí sinh học (biogas) và xử lý rác thải dạng rắn, nước thải dạng lỏng.

- Một số vi sinh vật hoặc chế phẩm enzyme sản xuất từ vi sinh vật được sử dụng trong quy trình xử lý khí thải.

Câu 10: Để bảo quản cá đánh bắt xa bờ, người ta thường rắc vi khuẩn lactic vào cá. Tại sao sau nhiều ngày cá vẫn không bị thối?

Trả lời:

Cá thối là do bị phân huỷ bởi các vi khuẩn gây thối từ ruột cá hoặc từ môi trường. Hầu hết các vi khuẩn này là loại ưa pH trung tính. Vi khuẩn lactic sinh ra acetic acid làm giảm pH môi trường, do đó cản trở sự sinh trưởng của các vi khuẩn này.

Câu 11: Vi khuẩn có lợi và gây hại có đặc điểm gì trong đường tiêu hóa ở người?

Trả lời:

- Lợi khuẩn chiếm 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại trong đường ruột. Sự gia tăng của vi sinh vật có lợi được thúc đẩy bởi quá trình sinh con tự nhiên (đẻ thường) và nuôi con bằng sữa mẹ. Những loại lợi khuẩn điển hình có thể kể đến là: Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... Lactobacilli và Bifidobacteria làm nhiệm vụ tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể. Một số chủng Lactobacilli và Bifidobacteria còn có khả năng trung hòa miễn dịch, giúp giảm các bệnh lý dị ứng.

- Lợi khuẩn có vai trò tăng cường sức khỏe cho con người nhờ khả năng tổng hợp vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Câu 12: Quy định 5K trong đại dịch Covid-19 là gì?

Trả lời:

5K có nội dung cụ thể như sau: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”, kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh:

- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

- Không tập trung: không tập trung đông người.

- Khai báo y tế: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Câu 13: Muốn lên men dưa chua, ta làm như thế nào?

Trả lời:

- Chuẩn bị: rau cải bắp hoặc cải bẹ, muối, đường, hành lá, nước đun sôi để nguội.

- Bước 1: Rửa rau cải và hành bằng nước sạch, phơi héo rau cải.

- Bước 2: Cắt cải bẹ thành khúc khoảng 3 – 4 cm, nếu dùng cải bắp thì thái nhỏ khoảng 0,5 – 0,8 cm, cắt hành lá thành khúc 3 – 4 cm.

- Bước 3: Trộn đều rau cải và hành rồi cho vào bình lên men, dùng phên nén chặt.

- Bước 4: Bổ sung dung dịch nước muối 3 % có chứa 0,5 – 1 % đường cho ngập rau khoảng 5 cm.

- Bước 5: Ủ ở nhiệt độ 35 – 40oC trong 2 ngày thu được sản phẩm dưa chua.

Câu 14: Công nghệ vi sinh vật là gì?

Trả lời:

Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Câu 15: Tại sao đôi khi thức ăn để lâu trong tủ lạnh vẫn bị hư hỏng?

Trả lời:

Một số loại vi khuẩn tuy không thuộc loại ưa lạnh, nhưng có khả năng chịu lạnh. Mặc dù, ở nhiệt độ của tủ lạnh chúng sinh trưởng hết sức kém, nhưng nếu đủ lâu cũng đủ mức gây hư hỏng thực phẩm.

Câu 16: Nhận xét về mối liên hệ giữa kích thước và thời gian chu kì tế bào của vi sinh vật.

Trả lời:

Nhận xét về mối liên hệ giữa kích thước và thời gian chu kì tế bào của vi sinh vật: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng lớn khiến cho tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh (chu kì tế bào càng ngắn).

Câu 17: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng cách nào?

Trả lời:

- Phân đôi: là hình thức sinh sản của phần lớn các vi sinh vật nhân sơ và là hình thức phân bào không có thoi vô sắc (trực phân).

- Nảy chồi: là kiểu sinh sản vô tính có ở một số vi khuẩn.

- Hình thành bào tử

Câu 18: Nêu cơ chế và vai trò của quá trình tổng hợp lipid và kháng sinh ở vi khuẩn.

Trả lời:

- Tổng hợp lipid:

+ Cơ chế: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo.

+ Vai trò: Lipid là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào, đặc biệt là màng tế bào.

- Tổng hợp kháng sinh: Vai trò: Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để ức chế sự phát triển của các sinh vật khác trong cùng môi trường.

Câu 19: Vi sinh vật được ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng như thế nào?

Trả lời:

- Nhiều chất có hoạt tính sinh học (kháng sinh, enzyme, các chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng,…) được sản xuất từ vi sinh vật dùng làm thuốc.

- Sử dụng vi sinh vật để sản xuất sinh khối làm chế phẩm hỗ trợ sức khỏe cho con người:

+ Sinh khối vi khuẩn Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum, Bifidobacterium bifidum,… dùng làm men vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng hệ vi sinh vật đường đường ruột,…

+ Sinh khối của một số vi tảo được dùng để bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa, làm đẹp da,…

Câu 20: Vi sinh vật có những đặc điểm chung nào?

Trả lời:

Đặc điểm chung của vi sinh vật:

- Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

- Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay