Bài tập file word Sinh học 6 chân trời Ôn tập chủ đề 8 (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 8. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 CTST.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
(PHẦN 5 – 20 CÂU)

Câu 1: Nấm là gì? Nấm thường sống ở đâu, nấm được chia thành mấy nhóm dựa vào tiêu chí nào?

Trả lời:

- Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. - Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

- Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,... - Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,...

- Các cách phân loại: - Các cách phân loại:

+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào. + Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào.

+ Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò,... Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc, ... + Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò,... Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc, ...

+ Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc. + Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của thực vật hạt trần và hạt kín.

Trả lời:

- Hạt trần là nhóm thực vật bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là Hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón (nón thông). - Hạt trần là nhóm thực vật bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là Hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón (nón thông).

- Hạt kín là nhóm thực vật tiến hoá nhất về sinh sản, các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn). - Hạt kín là nhóm thực vật tiến hoá nhất về sinh sản, các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn).

Câu 3: Nêu đặc điểm các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên.

Trả lời:

- Ruột khoang là nhóm động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước. - Ruột khoang là nhóm động vật đa bào bậc thấp, cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.

- Giun có hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật. - Giun có hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

- Thân mềm có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), xuất hiện điểm mắt. Thân mềm có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống; đại diện: trai, ốc, mực, hến, sò,... - Thân mềm có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc (hai mảnh vỏ hoặc vỏ xoắn ốc), xuất hiện điểm mắt. Thân mềm có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống; đại diện: trai, ốc, mực, hến, sò,...

- Chân khớp có cấu tạo cơ thể chia ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Chân khớp là nhóm có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các dạng môi trường sống. - Chân khớp có cấu tạo cơ thể chia ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Chân khớp là nhóm có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các dạng môi trường sống.

Câu 4: Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. - Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. - Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

- Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm. - Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. - Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

- Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. - Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Câu 5: Kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Để điều trị bệnh đó, ta cần sử dụng thuốc gì?

Trả lời:

- Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,... - Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,...

- Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại lớn về kinh tế. - Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại lớn về kinh tế.

- Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống,... bị hỏng. - Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống,... bị hỏng.

- Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh. - Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh.

Câu 6: Nên làm gì khi dẫm phải kim tiêm trên đường?

Trả lời:

- Xử lý vết thương tại chỗ: - Xử lý vết thương tại chỗ:

+ Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể + Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể

+ Rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.  + Rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.

+ Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch. + Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV. - Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Những xét nghiệm cần làm: xét nghiệm máu, ngoài ra một số xét nghiệm khác như huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận.  - Những xét nghiệm cần làm: xét nghiệm máu, ngoài ra một số xét nghiệm khác như huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận.

- Điều trị phơi nhiễm HIV  - Điều trị phơi nhiễm HIV

+ Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt, không nên trễ quá 72 giờ. + Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt, không nên trễ quá 72 giờ.

+ Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 28 ngày. Thuốc điều trị là thuốc uống, sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. + Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 28 ngày. Thuốc điều trị là thuốc uống, sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng siêu vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV - Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

+ Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ  + Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

+ Xét nghiệm HIV lại sau 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. + Xét nghiệm HIV lại sau 3 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ.

Câu 7: Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.

Trả lời:

- Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay. - Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay.

- Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học. - Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học.

- Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín. - Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín.

- Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra. - Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

- Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella. - Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella.

Câu 8: Ảnh hưởng của sự suy giảm nguyên sinh vật tác động như thế nào đến con người và hệ sinh thái?

Trả lời:

- Giảm đa dạng sinh học: giảm đa dạng gen và loài, ảnh hưởng đến sự phong phú của môi trường sống và tạo ra rủi ro đối với sản xuất thực phẩm. - Giảm đa dạng sinh học: giảm đa dạng gen và loài, ảnh hưởng đến sự phong phú của môi trường sống và tạo ra rủi ro đối với sản xuất thực phẩm.

- Quản lý môi trường: Động vật nguyên sinh thường tham gia vào chu trình chất dinh dưỡng trong đất và nước, có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường. Sự suy giảm của chúng có thể ảnh hưởng đến quản lý chất thải, sự phân hủy và cân bằng sinh thái. - Quản lý môi trường: Động vật nguyên sinh thường tham gia vào chu trình chất dinh dưỡng trong đất và nước, có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường. Sự suy giảm của chúng có thể ảnh hưởng đến quản lý chất thải, sự phân hủy và cân bằng sinh thái.

- Rủi ro cho nguồn thực phẩm: Nhiều nguyên sinh vật là thức ăn của động vật khác trong chuỗi thức ăn. Sự suy giảm của chúng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp thức ăn cho con người và loài khác. - Rủi ro cho nguồn thực phẩm: Nhiều nguyên sinh vật là thức ăn của động vật khác trong chuỗi thức ăn. Sự suy giảm của chúng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp thức ăn cho con người và loài khác.

Câu 9: Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật. Ý kiến của em là gì?

Trả lời:

Phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng. Những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ mà tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây, gây ra hiểu lầm san hô là thực vật, Thực tế san hô là một loại động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang, thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mới. Tuy nhiên, 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đây cũng là lý do mà một số người hiểu lắm san hô là một loài thực vật tự dưỡng có khả năng quang hợp.

Câu 10: Tác dụng phụ của penicillin là gì?

Trả lời:

- Phản ứng dị ứng: Bao gồm mày đay, phù mạch, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban đỏ nhiễm độc, viêm da tróc vảy và sốc phản vệ - Phản ứng dị ứng: Bao gồm mày đay, phù mạch, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban đỏ nhiễm độc, viêm da tróc vảy và sốc phản vệ

- Rối loạn tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (bao gồm cả bệnh nghiêm trọng viêm đại tràng giả mạc) - Rối loạn tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (bao gồm cả bệnh nghiêm trọng viêm đại tràng giả mạc)

- Bệnh gan - Bệnh gan

- Phản ứng về máu (rất hiếm gặp): Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu (tức là lượng huyết sắc tố , tiểu cầu và bạch cầu thấp) - Phản ứng về máu (rất hiếm gặp): Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu (tức là lượng huyết sắc tố , tiểu cầu và bạch cầu thấp)

- Phản ứng thận (rất hiếm): Viêm thận kẽ - Phản ứng thận (rất hiếm): Viêm thận kẽ

- Độc tính thần kinh do điều trị liều rất cao (rất hiếm): Nhầm lẫn, co giật, co giật... (tăng nguy cơ ở những người bị suy thận). - Độc tính thần kinh do điều trị liều rất cao (rất hiếm): Nhầm lẫn, co giật, co giật... (tăng nguy cơ ở những người bị suy thận).

Câu 11: Kể tên một số loài thực vật được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Chúng có công dụng gì?

Trả lời:

- Cây cỏ ngươi còn được gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo,... có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm ho, tiêu đàm. Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc và khu phong trừ thấp. - Cây cỏ ngươi còn được gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo,... có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm ho, tiêu đàm. Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc và khu phong trừ thấp.

- Cây khổ sâm: có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng, thường để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng... - Cây khổ sâm: có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng, thường để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng...

- Cây tầm gửi cây dâu hay còn gọi là tang ký sinh, công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa, chống oxy hóa, chống viêm, lợi tiểu, làm hạ huyết áp. - Cây tầm gửi cây dâu hay còn gọi là tang ký sinh, công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa, chống oxy hóa, chống viêm, lợi tiểu, làm hạ huyết áp.

- Cây cỏ tranh có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cho cơ thể. Dùng chữa trị chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam... Hoa cỏ tranh có tác dụng cầm máu. - Cây cỏ tranh có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cho cơ thể. Dùng chữa trị chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam... Hoa cỏ tranh có tác dụng cầm máu.

Câu 12: Dựa vào đặc điểm nào để động vật không xương sống được chia thành các nhóm?

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể, động vật không xương sống được chia thành một số nhóm như: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.

Câu 13: Nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học?

Trả lời:

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong thực tiễn. Hiện nay đa dạng sinh học đang bị đe doạ do nhiều nguyên nhân:

- Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật - Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật

- Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lý, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường.  - Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lý, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường.

Câu 14: Căn cứ vào đâu để đặt tên trùng kiết lị và trùng sốt rét?

Trả lời:

- Trùng kiết lị và trùng sốt rét là 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây bệnh cho người - Trùng kiết lị và trùng sốt rét là 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây bệnh cho người

- Căn cứ vào tác hại mà chúng gây ra (tên bệnh) để đặt tên cho chúng - Căn cứ vào tác hại mà chúng gây ra (tên bệnh) để đặt tên cho chúng

+ Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị + Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị

+ Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét + Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét

Câu 15: Nêu các ứng dụng của virus trong thực tiễn.

Trả lời:

- Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine.  - Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine.

- Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. - Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

- Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền. - Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền.

- Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra các cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ hoặc năng suất cao hơn. - Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra các cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ hoặc năng suất cao hơn.

- Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác. - Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác.

Câu 16: Nêu cách vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người.

Trả lời:

Vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người thông qua sự xâm nhập vào các cơ quan và mô trong cơ thể. Chúng có thể sản sinh các chất độc hại hoặc kích thích hệ miễn dịch phản ứng, gây ra các triệu chứng bệnh như sốt, viêm nhiễm và suy giảm chức năng cơ thể.

Câu 17: Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?

Trả lời:

Đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới vì điều kiện khí hậu ở hoang mạc khắc nghiệt, chỉ có một số ít loài sinh vật thích nghi với điều kiện sống ở đó, Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại sinh vật khác nhau, do đó rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 18: Trình bày thực trạng rừng nước ta.

Trả lời:

- Rừng cung cấp cho không khí từ 16 – 30 tấn oxygen/1 ha rừng/năm. Ở Việt Nam, thực trạng chặt phá rừng là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật chiếm 11%. - Rừng cung cấp cho không khí từ 16 – 30 tấn oxygen/1 ha rừng/năm. Ở Việt Nam, thực trạng chặt phá rừng là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật chiếm 11%.

- Theo Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN, hiện trạng rừng Việt Nam tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng là 14.609.220 ha, trong đó có 10.292.434 ha rừng tự nhiên và 4.316.786 ha rừng trồng. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223 ha, tỉ lệ che phủ đạt 41,89%. - Theo Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN, hiện trạng rừng Việt Nam tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng là 14.609.220 ha, trong đó có 10.292.434 ha rừng tự nhiên và 4.316.786 ha rừng trồng. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223 ha, tỉ lệ che phủ đạt 41,89%.

Câu 19: Động vật không xương sống được ứng dụng vào các lĩnh vực như thế nào?

Trả lời:

- Phân hủy và tái chế: giun đất, bọ cánh cứng,... có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và tái chế các chất dinh dưỡng trong đất. Chúng giúp duy trì sự cân bằng hóa học trong môi trường và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Phân hủy và tái chế: giun đất, bọ cánh cứng,... có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và tái chế các chất dinh dưỡng trong đất. Chúng giúp duy trì sự cân bằng hóa học trong môi trường và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Kiểm soát côn trùng: nhện, ong,... có vai trò quan trọng trong kiểm soát côn trùng gây hại. Chúng săn mồi hoặc làm tổ để kiểm soát sự phát triển quá mức của côn trùng. - Kiểm soát côn trùng: nhện, ong,... có vai trò quan trọng trong kiểm soát côn trùng gây hại. Chúng săn mồi hoặc làm tổ để kiểm soát sự phát triển quá mức của côn trùng.

- Nghiên cứu khoa học: sử dụng để nghiên cứu về sinh học, di truyền học, sinh thái học và nhiều lĩnh vực khác. Các loài như giun đất và ruồi giấm thường được sử dụng trong các thí nghiệm để hiểu rõ hơn về các quá trình sinh học cơ bản. - Nghiên cứu khoa học: sử dụng để nghiên cứu về sinh học, di truyền học, sinh thái học và nhiều lĩnh vực khác. Các loài như giun đất và ruồi giấm thường được sử dụng trong các thí nghiệm để hiểu rõ hơn về các quá trình sinh học cơ bản.

- Thực phẩm và y tế: tôm, cua, ốc,... được sử dụng làm thực phẩm. Chúng cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.  - Thực phẩm và y tế: tôm, cua, ốc,... được sử dụng làm thực phẩm. Chúng cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

- Mỹ phẩm và công nghiệp: ốc sên tiết ra dịch nhầy và dịch nhầy này được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm và làm đẹp. - Mỹ phẩm và công nghiệp: ốc sên tiết ra dịch nhầy và dịch nhầy này được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm và làm đẹp.

Câu 20: Thuốc trừ sâu từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hóa học.

Trả lời:

So với thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu từ virus có một số ưu điểm sau :

- Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích. - Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích.

- Virus được bao trong thể bọc nên có thể bảo quản, tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng. - Virus được bao trong thể bọc nên có thể bảo quản, tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.

- Dễ sản xuất, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. - Dễ sản xuất, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay